Wednesday, October 30, 2019

Những cuộc di dân lặng lẽ của người Việt Nam (trích đăng)

Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều cuộc di dân, nhưng có hai cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử cận đại. Đó là hai cuộc di dân năm 1954 và năm 1975. Cả hai cuộc di dân này đều có nguyên nhân trực tiếp, chắc mọi người ai cũng biết.

Một cuộc di dân thứ ba, về số lượng không kém hai cuộc di dân trước đây, nhưng diễn ra âm thầm, lặng lẽ và trải dài qua nhiều năm. Theo tờ báo Vietnam Finance online ra ngày 24/7/2016, từ năm 1990 đến năm 2015, đã có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài (nguồn: số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế IMO lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hợp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội). Như vậy, tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100.000 người Việt di cư ra nước ngoài. Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tính đến năm 2013.Một cuộc di dân thứ ba, về số lượng không kém hai cuộc di dân trước đây, nhưng diễn ra âm thầm, lặng lẽ và trải dài qua nhiều năm. Theo tờ báo Vietnam Finance online ra ngày 24/7/2016, từ năm 1990 đến năm 2015, đã có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài (nguồn: số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế IMO lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hợp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội). Như vậy, tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100.000 người Việt di cư ra nước ngoài. Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tính đến năm 2013.I/ Nguyên nhân của những cuộc ra điĐể tìm hiểu nguyên nhân người dân ra đi, từ bỏ quê hương, đất nước để tới sống ở một nơi xa lạ, một quốc gia khác, chúng ta cần hiểu tâm lý của người dân. Đối với người dân, họ không quan tâm tới chỉ số tăng trưởng kinh tế, không quan tâm tới thu nhập bình quân đầu người. Họ chỉ quan tâm tới công việc, nghề nghiệp, thu nhập, mức sống và cảm nhận thực tế cuộc sống với những lợi ích sát sườn của mình. Mặt khác, chúng ta tìm hiểu môi trường học tập, làm việc, công tác để từ đó tìm ra nguyên nhân của việc người dân không còn thiết tha với cuộc sống tại chính quê hương mình. Tựu trung lại có những lý do sau đây.1/ Thu nhập và mức sống của người dânThu nhập và mức sống của người dân là vấn đề quan tâm hàng đầu, là nguyên nhân chính dẫn tới sự ra đi của người dân. Không một người dân nào không cảm nhận sự thay đổi về thu nhập sau công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, mức tăng về thu nhập của người dân đã không theo kịp với những chi phí và nhu cầu tiêu dùng của người dân dẫn tới cuộc sống khổ sở, vật lộn mưu sinh mà tuyệt đại đa số người dân phải đối mặt. Công cuộc đổi mới, phúc lợi của tăng trưởng kinh tế đã làm tăng thu nhập của người dân, nhưng đồng thời cũng xã hội hóa những lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục, vv… Việc xã hội hóa là cần thiết nhưng nó đã không có được cơ chế minh bạch, kiểm tra và giám sát của người dân. Cùng với tệ nạn sách nhiễu, lạm thu và tham nhũng, hối lộ, người dân đã bước vào một chu kỳ tiêu dùng mới với những khoản đóng góp, phí, lệ phí và rất nhiều khoản chi tiêu khác. Niềm vui của việc tăng thu nhập không thể bù đắp được nỗi lo cho những khoản chi phí mới phát sinh. Đối với những người công chức, viên chức làm công ăn lương, với công nhân và nông dân, tuyệt đại đa số đều rơi vào tình cảnh thiếu trước hụt sau và hoàn toàn không có tương lai đối với cuộc sống hiện tại.2/ Môi trường kinh doanhKhi công cuộc đổi mới được khởi phát, một phần do sự hồ hởi của tình hình, một phần các cơ quan chưa kịp xây dựng các quy định, quy tắc về môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp và doanh nhân còn có được môi trường thông thoáng và thuận lợi để kinh doanh. Nhưng càng ngày, các quy định, quy tắc, luật lệ cùng với sự sách nhiễu của các cơ quan quản lý, các ban ngành liên quan, môi trường kinh doanh ngày càng đông cứng và khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp. Mặt khác, việc phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cũng tạo ra vô vàn khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn, chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra, viêc thị trường bất động sản được hình thành và hoạt động không minh bạch đã đẩy giá nhà đất, giá nhà xưởng, giá thuê văn phòng lên mức phi lý, khiến cho việc kinh doanh bị méo mó, đẩy giá thành các mặt hàng và dịch vụ lên đã làm cho các doanh nghiệp không thể tồn tại. Chưa kể việc sách nhiễu của các cơ quan chính quyền, đoàn thể địa phương địa bàn nơi doanh nghiệp hoạt đông. Tổng hợp tất cả các khó khăn mà doanh nghiệp phải đối diên, chỉ có những doanh nghiệp nào có mức lợi nhuận gấp 4-5 lần chi phí mới có thể tồn tại được trong môi trường hiện nay. Như vậy, môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay đang kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, và không có hi vọng nào khi nhà nước không thực tâm cải thiện môi trường kinh doanh.3/ Môi trường công tácMôi trường công tác cũng là một trong những lý do để người dân không muốn gắn bó với quê hương đất nước mình. Nói về môi trường công tác có ba vấn đề cần quan tâm, đó là vấn đề tuyển dụng, thi thố khả năng (cống hiến) và đãi ngộ. Đối với vấn đề tuyển dụng, xin việc làm hoàn toàn không phụ thuộc khả năng, năng lực mà phụ thuộc vào mối quan hệ, vào đút lót, mua suất biên chế. Ở Việt Nam hiện nay, không có một suất biên chế nào mà không có một giá cả nhất định. Chỉ có một số rất ít con cháu, thân nhân của lãnh đạo trực tiếp xin việc mà không mất tiền. Khi đã vào làm việc, tiêu chuẩn đánh giá cán bộ cũng hoàn toàn không phụ thuộc vào năng lực và kết quả công việc, mà bằng mối quan hệ, bằng sự luồn lọt, nịnh hót nên cũng triệt tiêu động lực cống hiến của những người có tâm huyết. Vấn đề đãi ngộ cũng không khác hai lĩnh vực kia, đó là đồng lương rẻ mạt và sự bất bình đẳng, bất công bằng. Với mức lương rẻ mạt, lại phải bỏ tiền mua suất biên chế, xin việc nên những cán bộ, công chức tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để sách nhiễu, lạm thu, tham nhũng nhằm thu hồi số tiền đã bỏ ra cũng như kiếm chác cho bản thân và có tiền mua quan, bán tước. Như vậy, môi trường công tác đã làm tha hóa con người, làm con người biến chất, bán lương tâm lấy vinh hoa phú quý.4/ Môi trường sốngMôi trường sống cũng là mối quan tâm lớn của người dân hiện nay. Có ba lĩnh vực cần quan tâm.- Môi trường sống tự nhiên. Môi trường sống tự nhiên bao gồm hai yếu tố quan trọng, nguồn không khí và nguồn nước. Cả hai vấn đề này ở Việt Nam hiện nay đều bị ô nhiễm nặng nề. Môi trường không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn khói bụi và các chất ô nhiễm đã vượt rất nhiều lần mức độ cho phép. Các chỉ số của không khí bị ô nhiễm đều thuộc tốp đầu thế giới. Môi trường nước cũng đang trong tình trạng tương tự, phần lớn các con sông ở Việt Nam đều ô nhiễm khủng khiếp, một số là những con sông chết. Đặc biệt, môi trường biển bốn tỉnh miền trung vừa bị hủy hoại bởi nhà máy thép Formosa, biển đã chết ở bốn tỉnh miền trung.- Môi trường xã hội. Vấn đề nhức nhối và đáng buồn nhất trong môi trường xã hội ở Việt Nam, đó là việc hủy diệt tình người, tình yêu thương của con người. Việc tấn công bài bác các tôn giáo chính là hủy diệt cơ sở của tình yêu thương của con người. Sống dưới chế độ mà con người trở nên thờ ơ, vô cảm, ích kỷ và ác độc với nhau. Rất nhiều những dẫn chứng có thể đưa ra chứng minh cho việc con người đối xử với nhau tàn nhẫn, độc ác.- Thực phẩm. Đến thời điểm này, có lẽ không ai ở Việt Nam không biết và không ghê sợ tình trạng thực phẩm bẩn, độc hại tràn lan không cách gì kiểm soát được. Thực phẩm bẩn và độc hại đến từ hai nguồn, nhập khẩu từ Trung Quốc và người Việt tự tạo ra để trục lợi. Nhà cầm quyền bất lực trong việc kiểm soát nguồn thực phẩm độc hại, trong khi vẫn duy trì những cơ quan kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm thực phẩm. Hậu quả trực tiếp là số người bị ung thư của Việt Nam là 94.000 người mỗi năm. Tốc độ tăng số người bị ung thư nhanh nhất thế giới. Năm 1990, cả nước ước tính có 70.000 ca ung thư, đến năm 2015 là 150.000 bệnh nhân mới.Tổng hợp tất cả các nguyên nhân trên, tất nhiên vẫn còn một số nguyên nhân nữa, người dân Việt Nam đã cảm nhận được sự bế tắc và tương lại xám xịt ngay chính trên quê hương, đất nước mình. (ngay như việc nói lên tiếng nói yêu quê hương đất nước, phản đối nhà máy Formosa gây ô nhiễm môi trường, phản đối bọn xâm lược bành trướng Bắc Kinh, TQ xâm phạm chủ quyền biển đảo cũng bị cấm đoán, chẳng hạn). Vì vậy, khi có bất cứ cơ hội nào, họ đều bỏ nước ra đi tìm cho mình một tương lai mới, tươi sáng hơn, tự do hơn.II/ Các sắc thái của cuộc di dânGiai đoạn từ 1990 tới nay, phần lớn những người ra đi là sự lựa chọn tự nguyện. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhỏ người tỵ nạn chính trị, việc ra đi là do sức ép trực tiếp từ phía nhà cầm quyền. Đó là những người sắc tộc thiểu số, những người Thượng, những người theo đạo ở Tây Nguyên bị đàn áp, bắt bớ đã phải bỏ trốn sang những nước lân cận như Cam-pu-chia, Thái Lan. Một số người là nạn nhân của chính sách cướp đất và đàn áp tôn giáo như giáo dân giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng… cuối cùng là những người hoạt động, đấu tranh dân chủ lánh nạn ở các nước xung quanh, và những người đang trong nhà tù, ra đi để thoát cảnh tù đày và tiếp tục đấu tranh tại các quốc gia họ định cư. Tỵ nạn chính trị giai đoạn này không còn là lý do bảo vệ sinh mạng mà chỉ do nhà cầm quyền triệt đường sống và thoát khỏi sự tù đày.Đối với những người tự lựa chọn ra đi, không phải lý do chính trị, chúng ta thấy có những vấn đề xung quanh cuộc di dân lặng lẽ sau đây.1/ Những người ra đi vì động cơ kinh tếThật ra, không có ai, hoặc có rất ít người ra đi đơn thuần vì động cơ kinh tế. Vấn đề chỉ là trong các thứ tự ưu tiên thì động cơ kinh tế xếp ở vị trí số một, nên chúng ta tạm gọi họ ra đi vì động cơ kinh tế. Đây là động cơ của phần lớn những người ra đi, và thực tế số lượng cũng là nhiều nhất. Đó là những người đi xuất khẩu lao động, cả chính thức và xuất khẩu chui. Một làn sóng xuất khẩu lao động để giảm biên chế cuối những năm 80; làn sóng vượt biên sang Hồng Công cũng trong thời kỳ đó… Cuộc sống của những người này ở các quốc gia mới định cư không hề dễ dàng, cũng rất vất vả nhưng thu nhập và môi trường sống vẫn hơn hẳn Việt Nam. Trong số những thành phần này, phần lớn vẫn muốn tiếp tục cuộc sống ở các quốc gia định cư, và tìm cách ở lại, gia hạn hoặc trở về rồi đi tiếp. Một số nhỏ trở về vì không hội nhập được, hoặc gia đình ở Việt Nam cần họ hơn.2/ Du học và định cư ở nước ngoàiTừ khi hội nhập trở lại với thế giới, số lượng du học sinh của Việt Nam ngày càng gia tăng. Những năm gần đây, số du học sinh tăng mạnh. Hiện tại có trên 130.000 du học sinh ở gần 50 quốc gia trên thế giới. Với nền giáo duc nhồi sọ và thất bại toàn diện hiện nay, nhiều người đã ví việc học sinh, sinh viên đi du học là tình trạng tỵ nạn về giáo dục. Đa số du học sinh ra nước ngoài đều mong muốn được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến và để có công việc tốt hơn trong tương lai. Khi đã tiếp xúc với nền giáo dục và xã hội các nước phát triển, phần lớn du học sinh không muốn trở về Việt Nam để làm việc, công tác. Tình trạng này nhiều người đã gọi là quá trình “chảy máu chất xám”. Đây là nỗi đau của một dân tộc khi những con người tài năng, trí tuệ không được làm việc và cống hiến cho quê hương, đất nước. Một ví dụ điển hình, 16 học sinh đạt quán quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olimpia (mỗi năm một học sinh) đến nay duy nhất có một người trở về làm việc ở Sài Gòn, số còn lại đều đầu quân cho các trường đại học và công ty ở Úc…3/ Các quốc gia định cư và cuộc sống mới của người ViệtVề các quốc gia mà người Việt định cư, cũng theo bài viết trên báo Vietnam Finance, hầu hết người Việt Nam di cư đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ (hơn 1,3 triệu người), Pháp (125,7 nghìn người), Đức (gần 113 nghìn người), Canada (182,8 nghìn người), Úc (227,3 nghìn người), Hàn Quốc (114 nghìn người),... Tại các nước Đông Âu, và một số nước châu Á như Lào, Campuchia, Malaysia mỗi nước có khoảng trên 10.000 người Việt di cư đến đây.Cuộc sống của người Việt, như đã đề cập, không hề dễ dàng tại những quốc gia định cư. Ngôn ngữ và văn hóa mới là những rào cản buộc họ phải vượt qua. Nhưng với phẩm chất cần cù, chịu khó và nỗ lực bền bỉ, phần lớn người Việt đã hội nhập thành công. Một số ít còn làm được những việc đáng tự hào, đó là thành tích trong học tập, sáng tạo ở các lĩnh vực. Đã có nhiều người có ý kiến rằng, với con người Việt Nam, tư duy tiểu nông, có nhiều tật xấu dù có ở đâu cũng không phát triển được (ám chỉ tình trạng của Việt Nam ngày nay là do tính cách và phẩm chất, tật xấu của người Việt), thì những thành tựu mà người Việt Nam đạt được, đã đập tan luận điệu thổi phồng tật xấu và đổ thừa cho người dân thay vì nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đất nước hiện nay là do cơ chế, do bản chất chế độ hiện hành.III/ Đàn Chim Việt sẽ trở vềVới tình trạng đất nước như hiện nay, việc người Việt ra đi mặc dù tạo ra một cảm giác bùi ngùi, nuối tiếc cho người ở lại, nhưng ai cũng hiểu được và chia sẻ. Có một câu hỏi đặt ra, nếu quê hương không còn chế độ dân chủ giả hiệu, một chế độ dân chủ thật sự sẽ thay thế chế độ độc tài toàn trị của ĐCS, người Việt sẽ có về quê hương xây dựng lại đất nước hay không? Câu trả lời là có, không phải tất cả nhưng sẽ là phần lớn bởi những lý do sau.- Lòng yêu nước của người Việt là một dấu son, điểm sáng. Người Việt yêu nước với một tình cảm đặc biệt, đã được kiểm chứng trong lịch sử. Lòng yêu nước là nguyên nhân cốt lõi để người Việt giữ được nước Việt hàng ngàn năm trước một lân bang hùng mạnh và luôn nhòm ngó, cũng như khi có cơ hội là thôn tính. Lòng yêu nước khiến cho người Việt xa xứ dù đã có gia đình, nhà cửa, cuộc sống đầy đủ ở cách xa hàng vạn dặm vẫn ngày đêm đau đáu, trăn trở và thao thức cùng vận mệnh dân tộc. Hàng ngày họ vẫn lên mạng xã hội để tìm kiếm những thông tin về tình hình đất nước, về tình hình phong trào dân chủ. Không những vậy, rất nhiều đồng bào còn lo lắng, giúp đỡ cho những anh chị em đấu tranh bị bắt, tù đày và đánh đập. Họ giúp đỡ tận tình, vô tư trong khả năng của mình… Chính lòng yêu nước sẽ là sợi dây, kết nối và khi đất nước không còn chế độ hà khắc, áp bức bóc lột sẽ kéo họ trở về trong lòng dân tộc. Tôi hoàn toàn tin tưởng sự trở về của những con dân Việt, ít nhất đó là những người có tuổi thơ ở Việt Nam.- Phần lớn những người di cư, cả trước đây và trong cuộc di dân lặng lẽ, đều còn gốc rễ ở Việt Nam. Đó là cha mẹ, hoặc anh chị em ruột, họ hàng, bạn bè của họ. Chỉ có một số rất ít không còn gốc rễ và không còn người thân, liên đới ở Việt Nam. Nhu cầu giao lưu tình cảm với người thân, họ hàng và bạn bè cũng là một nhu cầu quan trọng. Mặt khác, dù ở các quốc gia có điều kiện sống, có cuộc sống đầy đủ bao nhiêu chăng nữa thì nơi đó cũng không phải là môi trường tự nhiên của họ. Môi trường tự nhiên là nơi mà ngôn ngữ, văn hóa bẩm sinh của con người, ai nói gì, làm gì, sinh hoạt ra sao chỉ cần nhìn qua là biết, là hiểu. Họ chỉ tách khỏi môi trường tự nhiên khi cuộc sống quá khó khăn, khổ sở. Khi cuộc sống khó khăn khổ sở qua đi, được trở lại với môi trường tự nhiên của mình, rất ít người từ chối. Chỉ có những người Việt thế hệ thứ hai, thứ ba ở các quốc gia tạm cư, vấn đề trở về Việt Nam mới đặt ra thành thử thách. Bởi vì những người này sinh ra và lớn lên chính trong môi trường quốc gia tạm cư, nên môi trường tự nhiên của họ lại là ở các quốc gia họ đang sống. Thế hệ những người ra đi trong cuộc di dân lặng lẽ phần lớn đều sinh ra và có tuổi thơ ở Việt Nam, nên sự trở về của họ sẽ rất nhẹ nhàng, đơn giản.- Lý do cuối cùng cho sự trở về của người dân Việt, đó là việc xây dựng một chế độ, một nhà nước mới tạo ra vô số cơ hội cho những người có khả năng để thi thố. Với các quốc gia tạm cư, tất cả mọi vấn đề đã ổn định, đã đi vào nề nếp từ rất lâu, cơ hội để thể hiện, sáng tạo không nhiều như ở quê hương khi xây dựng lại đất nước. Một chế độ, một thể chế mới được xây dựng vừa kích thích tinh thần sáng tạo, vừa là cơ hội để lưu danh sử sách sẽ thu hút được rất nhiều nhân tài đất Việt rải rác muôn phương về tụ hội. Điều này cũng trở nên khả thi hơn khi cùng với những thuận lợi vừa nêu, những người trở về còn có cơ hội đóng góp để khôi phục quê hương, đất nước thân yêu của mình.Khi chế độ độc tài toàn trị sụp đổ, Đàn Chim Việt sẽ trở về để khôi phục, xây dựng lại quê hương. Đó là điều người viết bài này và rất nhiều người khác mong đợi, tin tưởng. Và ngày đó chắc chắn sẽ không còn xa nữa.# NVB# Văn Lý (lược ghi)Nguồn: internet

Friday, October 25, 2019

Người Quân Cảnh xa quê hương


Bốn mươi lăm năm thời gian đăng đẳng
Người Quân Cảnh trẻ tóc đã bạc sương
Anh đứng lặng nhìn biển Đông xa khuất
Lòng quặn thắt nỗi đau mất quê hương

Chiều buông xuống lòng anh buồn trĩu nặng
Nhìn mây trôi, trôi mãi tận phương trời
Gió cuốn đi bao chiếc lá tả tơi
Như cuốn cả nỗi buồn anh thầm lặng

Anh đứng lặng nhưng lòng sao chẳng lặng
Cứ trỗi lên những uất khúc quê nhà
Chiều vẫn cứ buông màn đêm uất ức
Hỡi núi sông sao chẳng thấy vùng lên

Bốn mươi lăm năm thời gian đã quá
Để người Việt tay nắm lại cùng nhau
Hãy vùng lên đánh đuổi bọn giặc Tầu
Diệt lũ đầy tớ Việt gian Cộng Sản

Nguyễn Hải

Lễ kỷ niệm đệ tam chu niên ngày thành lập Hội QC DFW

Trái: Hội Trưỏng Lê Văn Lới, Phải: Cựu Đải Úy Nguyễn Xuân Vinh  sỹ quan Truyền Tin BCH QC

Những Quân lệnh chỉ huy của tướng Ngô Quang Trưởng trong trận đánh kinh điển: "81 ngày đêm tái chiếm thành cổ

Ngày 4/5/1972, Trung tướng Ngô Quang Trưởng được lệnh tức tốc bay ra Huế nhậm chức Tư lệnh Quân Đoàn I để cứu vãn tình hình Vùng I chiến thuật. Khi đến Huế thì tình hình Vùng I đã bi quan rồi, đúng hơn là bi đát. Ngày hôm sau, Trung tướng Ngô Quang Trưởng ra lệnh lập Bộ tư lệnh tiền phương của Quân Đoàn I ở hướng Bắc thành phố Huế. Đồng thời, ông ra lệnh tất cả các quân nhân đang đi lạc khỏi đơn vị, hay không còn đơn vị lập tức quay trở về ngay, phải tìm cách trình diện thẩm quyền quân sự lập tức. Mọi sự bất tuân th¬ượng lệnh sẽ bị trừng phạt ngay tại chỗ.
Sau khi phân chia vùng trách nhiệm tác chiến cho các đơn vị đã được ổn định, tướng Trưởng ra lệnh tái huấn luyện, tái trang bị lại cho các đơn vị bị tan rã 1 tháng trước đó. Trong khi chờ đợi các đơn vị hồi phục sức chiến đấu. Ông sử dụng hỏa lực của Hải quân và Không quân Hoa Kỳ để phá hủy các điểm tập trung quân của Cộng Sản (CS).
Trong tháng 5, sau khi được Bộ Tổng Tham Mưu tăng viện cho hai lữ đoàn Dù, tướng Trưởng bắt đầu "chuyển từ thế phòng thủ qua thế tấn công giới hạn". Tấn công giới hạn ở đây có nghĩa là ông dùng trực thăng vận để bất thần đột kích sau lưng những đơn vị Cộng Sản.
Với không vận cung cấp từ TQLC Hoa Kỳ, tướng Trưởng lệnh cho những Tiểu đoàn của Thủy quân lục chiến (TQLC) và Sư Đoàn 1 Bộ binh (SĐ1BB) đột kích sau lưng địch. Hai Tiểu đoàn của Lữ Đoàn 369 được lệnh nhảy vào Hải Lăng, Lữ Đoàn 147 vừa đổ bộ bằng tàu lên Mỹ Thủy, vừa đổ bộ bằng trực thăng vào Cổ Lũy. Sau những lần đột kích như vậy, TQLC hoàn tất nhiệm vụ và trở lại tuyến bạn một cách an toàn. Cùng lúc, ông lệnh cho SĐ1BB bất thần nhảy vào chiếm lại căn cứ hỏa lực Bastogne, rồi từ đó chiếm lại luôn căn cứ Checkmate. Đây là hai cao điểm quan trọng bảo vệ hướng Tây Nam của Huế.
Cuối tháng 5, Sàigòn cho tướng Trưởng thêm Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù (LĐ1ND). Như vậy, Vùng I bây giờ có được hai sư đoàn tổng trừ bị đủ và ba sư đoàn bộ binh thiếu, nhưng phải chia ra giữ đất khắp nơi, vì thế SĐ2BB và SĐ3BB không thể điều về lấy lại Quảng Trị. Tình hình cuối tháng 5 ở Vùng I khả quan hơn hai tháng trư¬ớc. Khi biết tướng Trưởng trở lại trấn thủ biên cương Vùng I thì người dân và binh sĩ Vùng I khấp khởi vui mừng, họ kháu nhau: "Ông Trưởng trở lại rồi! Ông Trưởng trở lại rồi!".
Cuối tháng 6, khi thấy mình có đủ quân và khả năng để lấy lại Quảng Trị, tướng Ngô Quang Trưởng soạn thảo một kế hoạch và trình về Sàigòn, cùng lúc ông cho MACV (Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam - The US Military Assistance Command, Vietnam) một bản sao của kế hoạch hành quân. Vài ngày sau, trước khi Sàigòn trả lời, MACV đã trả lời nói với ông là "Chưa đến lúc". MACV đề nghị ông tiếp tục đột kích và chờ một thời gian nữa. Thất vọng vì kế hoạch không được chấp nhận, tướng Trưởng bay về Sàigòn đích thân tường trình kế hoạch cho Tổng thống Thiệu. Theo những gì tướng Trưởng viết lại trong tác phẩm: "The Easter Offensive of 1972", sau khi nghe kế hoạch của ông, Tổng thống Thiệu cũng có thái độ như MACV và ra lệnh cho ông chờ thêm một thời gian nữa. Trong lúc này chỉ nên tấn công phá rối và đột kích như đang làm. Bực tức và thất vọng tràn trề, tướng Trưởng gom bản đồ lại và bay trở về Bộ tư lệnh. Sau một đêm mất ngủ, sáng sớm hôm sau ông gọi điện thoại cho Trung tướng Đặng Văn Quang, cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Thiệu, ông nói: “Tôi sẽ không đệ trình thêm một kế hoạch nào nữa. Nếu họ muốn tôi thi hành ra sao thì nên đưa cho tôi một bản kế hoạch bằng tiếng Việt và tôi sẽ thi hành”.
Ngô Quang Trưởng đinh ninh: Phải chăng người Mỹ đã làm áp lực với tổng thống Thiệu và không cho đánh trong thời gian đó hoặc một nguyên nhân nào khác?
Qua những tài liệu của MACV được giải mật sau này, trong khoảng thời gian từ 1 đến 17 tháng 6, tình hình Vùng I và tên của tướng Trưởng được nhắc đến nhiều lần. Những tài liệu mật cho thấy MACV không nói gì đến kế hoạch phản công chiếm lại Quảng Trị, nhưng có vài đoạn chúng ta đọc thấy MACV và chính tướng Abrams lo ngại Quân Đoàn I không đủ quân để thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng như vậy. Trong tập hồ sơ giải mật do sử gia Sorley soạn thảo và tướng Trưởng cũng ghi những chi tiết tương tự trong tác phẩm của ông đến giữa tháng 6/1972, Quân Đoàn I chỉ có hai sư đoàn TQLC và Nhảy Dù là đủ cấp số và khả năng tác chiến. Các đơn vị cơ hữu còn lại của Quân Đoàn: ba sư đoàn bộ binh 1, 2, 3, Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ và Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân thì chỉ còn 1/3 cấp số và khả năng tác chiến nguyên thủy. Sư Đoàn 3 Bộ Binh (SĐ3BB) chỉ còn 2 Tiểu đoàn tác chiến được, 4 Tiểu đoàn thì đang được tái trang bị và bổ sung.
Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ mất hơn 200 xe tăng và thiết vận xa, 10 Tiểu đoàn pháo binh cần phải được trang bị lại 100%. Trong một buổi họp ở MACV ngày 18/6 (hai ngày sau khi tướng Trưởng đề nghị kế hoạch tái chiếm Quảng Trị), một sĩ quan sau khi tường trình về tình hình các đơn vị ở Vùng I, nói tướng Trưởng cần phải có hơn hai sư đoàn Nhảy Dù và TQLC nếu muốn tái chiếm Quảng Trị, ông không biết số quân cần thêm đến từ đâu nhưng phải có nếu tướng Trưởng muốn thực hiện kế hoạch hành quân. Cũng trong buổi họp này, sĩ quan thuyết trình nói đến vấn đề tiếp liệu đạn đại bác cho Vùng I. Đại bác 105 ly được giới hạn lại 20 quả cho một khẩu/ngày, trong trường hợp cần thiết 40 viên/khẩu/ngày. Nếu bắt đầu chiến dịch tái chiếm Quảng Trị, pháo binh có thể xài 120 viên và có thể lên 180 viên/khẩu/ngày.
Chín giờ sáng hôm sau, Tổng thống Thiệu gọi điện thoại và yêu cầu tướng Trưởng trở lại trình bày lại kế hoạch một lần nữa. Lần này, Tổng thống Thiệu chấp thuận kế hoạch hành quân tái chiếm Quảng Trị của tướng Trưởng.
Tại Vùng I, Trung tướng Ngô Quang Trưởng liền ra lệnh mở cuộc "Hành quân Sóng Thần 72" tái chiếm Quảng Trị. Từ ngày 10/6 đến ngày 18/6, tướng Trưởng đã ra lệnh hai Sư đoàn 2 và 3 bộ binh ở lại lo bảo vệ và phòng thủ. Ông lệnh cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh tấn công về hướng Tây, Nhảy Dù và TQLC đánh nhích qua sông Mỹ Chánh vài cây số thăm dò khả năng phản cự của địch.
Ngày 19 đến 27 tháng 6, tướng Ngô Quang Trưởng lệnh cho hai Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn TQLC nhảy vào Cam Lộ và Cửa Việt bằng đường không và đường thủy.
Hai ngày trước đó, ông yêu cầu hỏa lực từ Không và Hải quân Hoa Kỳ dùng bom dọn bãi và san bằng những điểm kháng cự khả nghi trước để đề phòng bất trắc khi đổ quân.
Ngày 28/6, tướng Ngô Quang Trưởng lệnh cho Nhảy Dù đánh bên trái, mục tiêu là: "La Vang" và TQLC đánh bên phải, mục tiêu là: "Triệu Phong". Ông dặn các tướng, tá thật kỹ là lấy Quốc lộ 1 là trục làm chuẩn của hướng tiến quân. Tướng Trưởng đặt Nhảy Dù là lực lượng có trách nhiệm chiếm thành phố Quảng Trị. Những ngày đầu của cuộc hành quân, Nhảy Dù và TQLC đánh chậm nhưng tiến quân được vài trăm mét. Trừ một vài trận đụng độ mạnh cấp Trung đoàn với địch ở những lớp phòng thủ vòng ngoài, CS rút dần theo đà tiến của quân VNCH.
Nhưng càng đi gần về bờ sông Thạch Hãn, sức chống cự của CS càng mãnh liệt hơn, mỗi góc phố, mỗi căn nhà là những trận kịch chiến không khoan nhượng, tướng Ngô Quang Trưởng đích thân ra chiến trường cùng anh em ngoài mặt trận vì thế tinh thần binh sĩ lên rất cao.
Đầu tháng 7/1972, khi quân Nhảy Dù đến ngoại ô thành phố Quảng Trị, Cổ thành Quảng Trị là cứ điểm kháng cự cuối cùng, quân CS cố thủ ngoan cường, 2 bên quyết chiến đấu ngày đêm đến người cuối cùng, viên đạn cuối cùng. Từ căn cứ bên Lào, pháo binh quân CS bắn hàng ngàn quả đạn pháo sang yểm trợ suốt ngày đêm, trong khi tầm bắn của pháo bên QLVNCH ngắn hơn nên khó lòng bắn trả đũa, khó khăn chồng chất. Chẳng những quân CS quyết tâm tử thủ, họ còn có thêm viện quân từ ngoài vào để củng cố thêm hàng phòng thủ, lực lượng CS trong Cổ Thành rất đông đảo và được trang bị hàng loạt vũ khí mới nhất và hiện đại nhất của Liên Xô và Trung Quốc.
Tướng Trưởng sau khi "chấm" một toạ độ đóng quân và tiếp tế bí mật của CS đã ra lệnh cho Tiểu Đoàn 1 TQLC dùng trực thăng vận nhảy thẳng vào một địa điểm ở hướng Đông Bắc của thành phố để ngăn chặn hướng tiếp tế, tiếp viện của CS, đúng như dự tính, đây là nơi đóng quân và tiếp tế quan trọng chiến lược của CS, khi đổ quân xong, TQLC bị bộ binh và thiết giáp của địch lao ra chặn ngay nơi họ đổ bộ. Nhưng sau khi chỉnh đốn, lính Tiểu Đoàn 1 của Trung tá Nguyễn Đăng Hòa chẳng những bám được địa điểm đổ quân, họ còn gom địch ngược về hướng Tây (về hướng cổ thành).
Đến ngày 14/7, TQLC thành công cắt được đ¬ường liên lạc tiếp tế của quân CS. Hơn 50 ngàn quân của địch ở Quảng Trị bây giờ chờ tiếp viện từng ngày.
Cuối tháng 7, các cuộc tấn công của Nhảy Dù gần như kiệt sức, cách bức tường Cổ thành Quảng Trị chừng 200 mét, Lữ đoàn 2 của Đại tá Trần Quốc Lịch tỏ ra mệt mỏi. Tướng Trưởng nhận biết ngay tình hình đó và nhận định: "Những trận đánh đẫm máu ở Võ Định, Tân Cảnh, ở Quân Đoàn II đã làm Lữ Đoàn 2 bị móp. Cộng thêm vào đó là sự cương quyết tử thủ của Cộng quân".
Ngay sau đó, ngày 27/7/1972, tướng Trưởng lệnh cho SĐ TQLC thay thế SĐND. “Mục tiêu vẫn như cũ, chỉ thay đổi vùng trách nhiệm".
Tướng Trưởng lệnh cho tướng Bùi Thế Lân dùng hai Lữ Đoàn 147 và 258 TQLC "Đột kích cuối cùng" đánh chiếm Cổ Thành. Tướng Ngô Quang Trưởng cùng các thuộc cấp trực tiếp chỉ huy chín Tiểu đoàn tác chiến và một Tiểu đoàn pháo binh TQLC chiến đấu liên tục hơn 50 ngày để hoàn tất nhiệm vụ, đột phá thành công vào thành. Kết hợp các lực lượng khác, ngày 16/9/1972, những người lính Tiểu Đoàn 3 - Sói Biển cùng Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng được lệnh đánh kẹp 2 bên mạn trái và phải của thành cổ và đột kích thành công, tiêu diệt hoàn toàn quân CS, kéo cao lá kỳ VNCH tung bay trên kỳ đài Cổ Thành, tiếng reo hò cùng những giọt nước mắt hạnh phúc đã rơi trên má của những chiến binh và người dân còn lại tại Quảng Trị, tướng Trưởng im lặng, trầm ngâm nhìn xung quanh chiến địa hoang tàn, vẫn với điếu thuốc trên môi, ai cũng thấy ông đã gầy gò hơn, hốc hác đi rất nhiều trong trận đánh lớn này.
Huy Khac Pham

Ngũ Hổ Tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


Giở lại những trang sử chiến đấu dũng mãnh và hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nhân tưởng niệm ngày 30-04, là ngày nước Việt Nam Cộng Hòa thôi tồn tại, chúng tôi muốn kể lại cho các bạn trẻ Việt Nam công nghiệp chiến đấu và những giây phút chói chang cuối cùng của những vị thần tướng làm rạng danh nước Nam trên trường quốc tế: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên VỹThiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là hậu duệ của dòng họ Nguyễn Khoa danh tiếng ở đất Thần Kinh Huế mà các cụ tổ từ đời này sang đời nối tiếp đều có công trạng giúp Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, mà điểm dừng là mũi Cà Mau. ược hun đúc từ truyền thống ấy, Thiếu Tướng Nam thuở còn ở tuổi học sinh siêng năng chăm học, rất hiếu thảo với cha mẹ, ông thường nghiền ngẫm kinh Phật, sách triết học và Nho học. Người cũng rất say mê hội họa, âm nhạc và giỏi về nhạc lý. Sau này khi đã trở thành vị tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh và rồi lên Tư Lệnh Quân Đoàn IV Quân Khu IV người nổi tiếng là vị tướng từ ái, thương lính yêu dân, rất được quân và dân Miền Tây kính trọng và yêu thương. Mỗi lần Thiếu Tướng Nam bay đến các tiểu khu (tỉnh) hay các đơn vị chiến trường nào, ông cũng đều không muốn làm phiền thuộc cấp vì chuyện ăn uống. Lắm lúc ông chỉ cần vài trái bắp luộc là đã xong cho một bữa trưa. Nếu ở Bộ Tư Lệnh thì người luôn luôn xuống Câu Lạc Bộ cùng dùng cơm với các sĩ quan, có gì ăn nấy. Là một Phật tử thuần thành, Thiếu Tướng Nam ăn chay 15 ngày mỗi tháng, cố gắng tôn trọng những giới cấm, tránh sát giới nhưng vẫn chu toàn bổn phận của một người lính chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Bà con thân hữu đến thăm ông thì được, nhưng để xin ân huệ hay nhờ vả đều nhận được sự từ chối thẳng thắn. Cuộc sống của người quá giản dị, không vợ con, không nhu cầu vật chất xa hoa, không gì hết, đơn giản đến mức trở thành huyền thoại.
Tướng Dương Văn Minh, người được Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa bỏ phiếu đa số chấp thuận lên nắm quyến Tổng Thống vỏn vẹn mới có ba ngày đã vội vã ra lệnh toàn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng thôi chiến đấu từ 10 giờ sáng ngày 30.04.1975.Dưới Quân Khu IV (Miền Tây) các tướng lãnh của quân ta nào đâu chịu đầu hàng một cách nhục nhã như vậy. Đại cuộc không thành, thành mất thì tướng phải tuẫn tiết theo thành. Thiếu Tướng Nam lên xe đi vào Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ thăm những chiến hữu thương binh của người lần cuối cùng. Mối thương cảm vận nước đến hồi đen tối, chiến hữu gãy súng và thương phế binh chắc chắn sẽ bị quân địch tàn nhẫn đuổi ra nằm lê la trên hè phố bụi đất với những vết thương còn lở lói và rướm máu, đã làm cho đôi mắt của người sưng húp lên. Đến tối Thiếu Tướng Nam quay trở về dinh Tư Lệnh nằm bên bờ con sông Cái Khế và nhận được tin Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó quân Khu IV đã nổ súng tuẫn tiết trong văn phòng tại trại Lê Lợi. Đến nửa đêm, Thiếu Tướng Nam trân trọng vận bộ lễ phục trắng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với ngù vai, dây biểu chương, huy chương các loại gắn trên ngực áo, nghiêm chỉnh ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế sau bàn Tư Lệnh. Rồi người đưa khẩu Browning lên bắn vào màng tang, đầu người gục xuống về phía trái. Ngày hôm sau, các sĩ quan còn ở lại Bộ Tư Lệnh đã đứng nghiêm chào người anh hùng rồi an táng thi thể người trong Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ. Trong đầu năm 1994, thân nhân của Thiếu Tướng Nam đã xuống Cần Thơ bốc mộ, hỏa thiêu và mang tro cốt đem về thờ trong chùa Gia Lâm trên đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp, Sài Gòn.REPORT THIS ADChuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV; Quân Khu IV đã tự sát trong văn phòng Tư Lệnh Phó tại Trại Lê Lợi nằm trên đường Hòa Bỉnh, Cần Thơ, trước Thiếu Tướng Nam vài tiếng đồng hồ. Tên tuổi của Chuẩn Tướng Hưng được biết đến từ khi ông còn là một sĩ quan chiến đấu trên chiến trường Miền Tây và được xưng tụng là một trong những con mãnh hổ dũng cảm nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Từ chức vụ Đại Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh, ông được điều động lên Quân Khu III làm Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh và được vinh thăng Chuẩn Tướng chỉ vài tháng trước khi chiến trận Mùa Hè Đỏ Lửa nổ lớn tại An Lộc trong năm 1972. Định mệnh đã chọn Chuẩn Tướng Hưng làm người tử thủ An Lộc và đánh thắng đến bốn sư đoàn địch, vang danh quân sử Việt Nam và chiến sử thế giới. Hình ảnh dũng cảm và quen thuộc mà chiến sĩ tử thủ An Lộc ngưỡng mộ người Tư Lệnh của họ, là chiến sĩ Lê Văn Hưng đầu đội nón sắt, quần lính, áo thun màu ô liu, tay xách cây M16 như bất cứ một người lính khinh binh nào, làm việc 24/24 giờ một ngày bên chiếc đèn vàng mù mờ ánh sáng, hay ra chiến hào khích lệ tinh thần binh sĩ và tỉ mỉ giảng giải cách sử dụng súng chống chiến xa M72 để bắn xe tăng địch.
Dưới sự chăm sóc và chỉ huy của Thiếu Tướng Nam và Chuẩn Tướng Hưng, Quân Đoàn IV gồm các Sư Đoàn 7, 9 và 21 Bộ Binh đã đem lại những ngày an bình cho người dân Miền Tây. Hai vị Tướng đã là một cặp chiến binh kiệt xuất tạo nên bức tường thành vững chắc cho Quân Khu IV. Cho đến cái ngày oan nghiệt 30.04.1975, hai vị Tướng nhiều lần nhận được lời đề nghị khẩn thiết của người Mỹ muốn giúp hai vị và gia đình di tản sang Hoa Kỳ, nhưng cả hai vị Tướng đã khẳng khái từ chối. Cho đến 4 giờ chiều cùng ngày, hai vị Thiếu Tướng còn cố liên lạc với các đơn vị hỏi xem có nhận được lệnh hành quân và phóng đồ bố trí chiến đấu chưa. Tất cả đều trả lời không. Hóa ra viên đại tá được giao trọng trách chuyển lệnh đã bỏ trốn mất. Hai vị Tướng tức uất thở than cho vận nước. Danh từ đầu hàng từ đầu cho đến tàn cuộc chiến rất xa lạ với người chiến sĩ QLVNCH. Chuẩn Tướng Hưng vẫn với bộ quân phục tác chiến bộ binh màu ô liu trở lại văn phòng Tư Lệnh Phó gặp lại vợ con nói lời vĩnh biệt và ân cần khuyên nhủ bà Chuẩn Tướng phu nhân gắng cắn răng sống nuôi con, dạy dỗ con nên người, nói cho chúng biết về người cha đã chết như thế nào cho tổ quốc. Người cũng trân trọng từ biệt các chiến hữu:
“Tôi không bỏ các anh để đưa vợ con ra ngoại quốc. Tôi cũng không thể chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi tôi có rầy la. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm nếu có.”
Những người lính ôm lấy lá cờ vàng và cây súng thân thương vào lòng khóc nức nở. Họ biết giây phút vĩnh biệt người chủ tướng đã điểm. Chuẩn Tướng Hưng cố xô đẩy đuổi mọi người ra ngoài, bình thản đóng kín cửa văn phòng lại. Có tiếng súng nổ chát chúa từ bên trong vọng ra. Bà Hưng và các chiến hữu phá cửa xông vào. Chuẩn Tướng Hưng nằm ngã người tựa vào giường nửa trên nửa dưới, hai cánh tay dang ra và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn, đôi mắt còn mở to uất hờn. Người đã bắn vào tim để tỏ rõ tiết tháo một người Tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Máu từ trong tim người thấm ướt mảng áo ngực và loang ra đỏ thắm tấm drap trắng. Thời điểm người anh hùng thăng thiên đúng 8 giờ 45 tối ngày 30.04.1975. Khoảng 11 giờ khuya, Thiếu Tướng Nam gọi điện qua chia buồn. Bà Thiếu Tướng Hưng nghe rõ tiếng thở dài của người Tư Lệnh phía bên kia đầu dây…
Trong cái ngày đau buồn ấy, tại bệnh viện Grall (Đồn Đất) Sài Gòn, người ta đưa vào thi hài của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II; Quân Khu II, một chiến binh mà các cấp bậc đi lên đều được trao gắn vinh thăng tại mặt trận. Thiếu Tướng Phú đã uống thuốc độc chết cùng với vận nước.
Từ cái ngày người bị trọng thương và sa vào tay giặc ở Điện Biên Phủ tháng 05.1954, rồi được trả về cho Việt Nam Cộng Hòa sau ngày ký Hiệp Định Geneva 20.07.1954, Thiếu Tướng Phú đã thề với lòng là người thà chết chứ không chịu nhục nhã lọt vào tay giặc một lần nữa. Lời thề ấy người đã giữ trọn, người chết đi mang theo một nỗi hận mất nước và một nỗi oan khuất về cuộc triệt thoái Quân Khu II không mong muốn. Còn nhớ tại trận Điện Biên Phủ, toàn tiểu đoàn của Đại Úy Phú chỉ còn có 100 tay súng mà phải ngăn chống một số lượng quân địch đông gấp hai mươi lần, ông dẫn quân lên đánh cận chiến với địch và giành lại được hơn 100 thước chiến hào. Đại Úy Phú và một số các sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn đều bị đạn địch quật ngã và một vài giờ sau đó bị sa vào tay giặc. Trong thời gian bị giặc bắt làm tù binh, bệnh phổi của Đại Úy Phú tái phát và ông mang bệnh lao. định mệnh vẫn còn muốn cho người anh hùng được sống, để tiếp tục chiến đấu cống hiến nhiều hơn nữa cho nền tự do của tổ quốc, sau tháng 07.1954 Đại Úy Phú được trả về cho Việt Nam Cộng Hòa. Vị Tướng mảnh khảnh người, khuôn mặt xương nhưng có cái bắt tay mềm mại ấm áp ấy đã nhanh chóng trở thành một trong những vị Tướng xuất sắc nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lần lượt đảm nhiệm những chức vụ quan trọng: Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, Tư Lệnh Biệt Khu 44 thuộc Miền Tây, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh, và sau hết Tư Lệnh Quân Đoàn II; Quân Khu II. Chính là ở vị thế cực kỳ khó khăn này, Thiếu Tướng Phú phải đương đầu với nhiều vấn đề sinh tử có tầm vóc quốc gia, mà đã vượt ra khỏi quyền hạn nhỏ bé của ông. Người ta cho rằng việc thất thủ Ban Mê Thuột là do lỗi thiếu phán đoán của Thiếu Tướng Phú. Người ta chỉ có thể dùng quân luật và quân lệnh để bắt buộc Thiếu Tướng Phú thi hành lệnh rút quân, thậm chí đặt ông vào tình trạng bất khiển dụng vì lý do sức khỏe ngay trong ngày 14.03.1975, hai ngày trước khi Quân Đoàn II rút quân ra khỏi cao nguyên. Thiếu Tướng Phú đau lòng theo dõi các mũi tiến quân của địch, như những vết dầu loang nhanh chóng thấm đỏ hết hai phần ba lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Người biết cái sinh mạng nhỏ bé của mình cũng co ngắn lại cùng với số mệnh của đất nước. Rồi khi những chiếc khăn rằn và những chiếc áo màu xanh rêu mốc đã tràn ngập khắp phố phường Sài Gòn trong ngày 30.04.1975, người chọn cái chết lưu danh thanh sử bằng cách uống độc dược, để tỏ rõ ý chí bất khuất của người làm Tướng và chứng tỏ cho đối phương biết rằng họ có thể chiếm được đất nhưng không có thể quy phục được tiết tháo của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.REPORT THIS ADREPORT THIS ADMột trong những hồi ức rất đẹp và rất hào hùng mà Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ còn để lại trong chiến sử Việt Nam, là lúc ông cầm khẩu súng chống chiến xa M72 nhoài người lên khỏi hầm chỉ huy của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng tại An Lộc bắn cháy một chiếc T54 chạy lần quầng sát một bên, trong lúc Chuẩn Tướng Hưng đã thủ sẵn một trái lựu đạn trong tay để cùng chết với quân địch. Đại Tá Vỹ đích thực là một khuôn mặt lừng lẫy của Miền Đông khi ông về phục vụ dưới cờ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh từ năm 1968.
Đại Tá Vỹ nổi danh là một chiến binh quả cảm, một sĩ quan mẫn cán, năng nổ, có tài tham mưu và chỉ huy. Sau chiến thắng An Lộc, Đại Tá Vỹ được đề bạt lên làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh, cho đến gần cuối năm 1974, sau một khóa học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp bên Hoa Kỳ về, cái ghế và văn phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang chờ đợi ông, cùng với chiếc lon mới Chuẩn Tướng. Chuẩn Tướng Vỹ dưới con mắt nể trọng của chiến sĩ Sư Đoàn 5 Bộ Binh, là một vị chỉ huy siêng năng và đáng kính. Người nổi tiếng thanh liêm và chống tham nhũng, bản tính của người bộc trực và dễ nổi nóng trước cái ác và cái xấu. Một số sĩ quan trong sư đoàn làm chuyện càn quấy, ăn chận trên xương máu của chiến sĩ đều bị người trừng trị thẳng cánh. Chuẩn Tướng Vỹ là một trong những vị Tướng hiếm hoi có tinh thần tự trọng cao độ, không bao giờ ỷ lại vào mọi sự trợ giúp từ phía Hoa Kỳ. Người ta nhìn thấy ở ông một tinh thần tự lực cánh sinh và có nhiều sáng kiến khi phải đương đầu với những vấn đề khó khăn. Về mặt quân sự, người có một tầm nhìn chiến lược rất bao quát và thường hay bày tỏ với các sĩ quan tham mưu:
“Tôi nghi ngờ chúng nó không đánh mình ngoài này mà sẽ tìm cách len lỏi đi thẳng về Sài Gòn”.
Sự phán đoán đó về sau đã hoàn toàn đúng. Một quân đoàn Bắc Việt không giao chiến với Sư Đoàn 5 Bộ Binh, mà tìm cách len lỏi xuyên qua những điểm bố trí của sư đoàn, hối hả tiến về Sài Gòn để dứt điểm Tướng Dương Văn Minh. Sáng ngày 30.4.1975 họp tham mưu sư đoàn xong, Chuẩn Tướng Vỹ và toàn ban sĩ quan ngồi bên chiếc máy thu thanh chờ nghe Tướng Minh đọc nhật lệnh quan trọng. Trong thâm tâm Chuẩn Tướng Vỹ, người cứ tưởng là Tướng Minh sẽ kêu gọi toàn quân chiến đấu đến cùng, hoặc di tản về Miền Tây tiếp tục đánh. Thực chất chỉ là một bản nhật lệnh ngắn ngủi, khô khan, kêu gọi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các cấp buông súng, ai ở đâu thì ở đó và chờ binh đội cộng quân đến bàn giao.
Chuẩn Tướng Vỹ nghiến răng miễn cưỡng ra lệnh cho binh sĩ treo cờ trắng trước cổng căn cứ và cho thuộc cấp giải tán. Trước khi chia tay, Chuẩn Tướng Vỹ đã mời các sĩ quan cùng ăn một bữa cơm cuối cùng với ông. Nhìn khuôn mặt trầm buồn và ánh mắt u uất của vị Tư Lệnh, các sĩ quan đoán chắc thế nào ông cũng tử tiết để bảo toàn danh dự người làm Tướng, nên họ đã khéo léo giấu hết súng. Bữa cơm vĩnh biệt được dọn ra, những hạt cơm trắng ngần trong khoảnh khắc đó dường như có vị mặn của máu và cứng ngắc như những hạt sỏi. Mọi người còn đang dùng cơm thì Chuẩn Tướng Vỹ bỗng bỏ ra ngoài đi nhanh về hướng chiếc trailer dùng làm văn phòng tạm cho Tư Lệnh. Các sĩ quan kinh hoàng nghe hai tiếng nổ đanh gọn phát ra từ chiếc trailer. Mọi người hối hả chạy ùa tới mở cửa thì thấy Chuẩn Tướng Vỹ nằm trên vũng máu và người đã thực sự ra đi, trên tay còn cầm khẩu Beretta 6.35 mà mọi người không nhớ là nó còn nằm trong chiếc trailer. Chuẩn Tướng Vỹ đã bắn vào phía dưới cằm, đạn đi trổ lên đầu. Khi các sĩ quan và binh đội cộng sản vào tiếp quản doanh trại. sĩ quan sư đoàn cao cấp của địch đã nghiêng mình kính phục khí tiết của Chuẩn Tướng Vỹ và nói: “Đây mới xứng đáng là con nhà Tướng.”
Các chiến sĩ sư đoàn chuyển thi thể vị chủ tướng ra an táng trong rừng cao su gần doanh trại Bộ Tư Lệnh. Ít lâu sau, thi thể Chuẩn Tướng Vỹ lại được thân nhân bốc lên đem về cải táng ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, Sài Gòn. Năm 1987, bà cụ thân mẫu của Chuẩn Tướng Vỹ lặn lội vào Nam hỏa thiêu hài cốt của người anh hùng và đem về thờ ở từ đường họ Lê Nguyên tại quê nhà ở tỉnh Sơn Tây.
Cũng với tấm lòng của những người mẹ thương con bao la mênh mông như đại dương, bà cụ thân mẫu của Chuẩn Tướng Trần Văn Hai tuổi già tấm lưng còng còm cõi với thời gian, đã mưu trí gạt được quân cộng đang tràn ngập trong căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh đem được thi thể vị Tư Lệnh về Gò Vấp mai táng. Bà rưng rưng nước mắt nghẹn ngào nhận gói di vật của con bà từ tay một vị Trung U¨y thuộc cấp, trong đó có một vài vật dụng cá nhân và số tiền hai tháng lương khiêm nhường của Chuẩn Tướng là 70.000 đồng. Là một người con hiếu thảo, trước khi ra đi người còn cố gửi về cho mẹ số tiền nhỏ bé đó. Lúc còn sống Chuẩn Tướng Hai nổi tiếng là vị Tướng thanh liêm, cuộc đời thanh đạm không có của cải vật chất gì đáng kể, ngoài chiếc xe Jeep của quân đội cấp cho, thì khi người ra đi, người chỉ để lại cho hậu thế thanh danh thần tướng cùng tấm lòng sắt son đối với dân tộc và tổ quốcTài năng của Chuẩn Tướng Hai được xác định bằng những chức vụ quan trọng trong hệ thống quốc gia như Tỉnh Trưởng Phú Yên, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II; Quân Khu II, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và sau cùng là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Đảm nhiệm những chức vụ cao tột như vậy mà người vẫn sống một cuộc sống bình dị, nghiền ngẫm kinh Phật, trên tay lúc nào cũng thấy những loại sách học hỏi khác nhau. Chuẩn Tướng Hai cũng nổi tiếng là vị Tướng thương yêu và chăm lo cho đời sống chiến binh các cấp dưới quyền hết mực, thậm chí coi thường cả mạng sống. Như câu chuyện đã trở thành huyền thoại về Đại Tá Hai, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân, đầu năm 1968 đã cùng vài sĩ quan đáp phi cơ C123 ra tận chiến trường Khe Sanh và nhảy xuống, lặn lội ra tận từng chiến hào tiền tuyến thăm hỏi khích lệ chiến sĩ Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân, dưới những cơn mưa pháo rền trời của địch.
Năm 1974 định mệnh đã đưa Chuẩn Tướng Hai về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh để tên tuổi của người lưu tại nghìn thu trong sử sách, bằng cái chết hào hùng mà đã làm địch quân kinh hoàng.
Trước ngày 30.04.1975 chừng hơn một tuần, đích thân Tổng Thống Thiệu cho máy bay riêng xuống rước Chuẩn Tướng Hai di tản, mặc dù Chuẩn Tướng Hai không phải là người thân cận hay thuộc phe phái của ông Thiệu, điều đó cho thấy uy tín của người rất lớn. Chuẩn Tướng Hai thẳng thắn từ chối và cương quyết ở lại sống chết với chiến hữu của ông. Chuẩn Tướng Hai trong ngày cuối cùng vẫn tươm tất uy nghi trong bộ quân phục tác chiến ngồi trong văn phòng Tư Lệnh chờ quân địch đến. Người ôn tồn khuyên bảo sĩ quan và chiến binh thuộc cấp trở về với gia đình, nhưng có một số vẫn nhất quyết ở lại bảo vệ vị chủ tướng của họ. Vì họ biết Chuẩn Tướng Hai sẽ không bàn giao căn cứ Đồng Tâm, hoặc nếu có bàn giao thì cái phương thức ông làm sẽ không phải là phương thức kiểu đầu hàng. Một con người đã từng chiến đấu bảo vệ đất nước hơn hai mươi năm, không lý do gì người giao lại cho địch một cách dễ dàng. Khoảng xế trưa, một đơn vị cộng quân thận trọng tiến vào Đồng Tâm và nhỏ nhẹ đề nghị xin được tiếp quản căn cứ. Chuẩn Tướng Hai ngồi ngay ngắn sau chiếc bàn, bên trên có hai cái đế nhỏ gắn lá Cờ Vàng Việt Nam và lá cờ Tướng một sao, nghiêm nghị đòi hỏi một viên sĩ quan sư đoàn trưởng đến gặp ông. Ngoài điều kiện đó, ông không muốn bàn chuyện nào khác. Tình hình rất căng thẳng, hai bên giương súng ghìm nhau. Mãi lâu sau mới có một người gõ của xin vào rụt rè tự nhận là sư đoàn trưởng. Chuẩn Tướng Hai bất ngờ rút súng lục ra nổ mấy phát vào viên sĩ quan địch. Với khoảng cách rất gần đó, ông có thể giết chết đối phương dễ dàng, nhưng ông chỉ bắn ông này bị thương nhẹ phải bỏ chạy ra ngoài. Để cho địch biết, rằng muốn chiếm được nước Nam thì họ phải trả một cái giá nào đó. Chiều tối cùng ngày, Chuẩn Tướng Hai đã uống thuốc độc tự sát trong văn phòng Tư Lệnh.
Những người anh hùng của dân tộc Việt Nam, những chiến sĩ dũng mãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, suốt đời tận tụy với nước non, đã hiến dâng cho tổ quốc những giọt máu đỏ thắm tinh khôi cuối cùng của mình.

Tên tuổi và tấm gương chiến đấu của những vị Thần Tướng ấy mãi mãi lưu lại trong sử sách Việt Nam và được dân tộc Việt Nam ngàn đời phụng thờ hương khói..
Phạm Phong Dinh




Hình ảnh Hội Trưởng và các hội viên sinh hoạt

Hội Trưởng Lê Văn Lới

Lê văn Lới Cựu Tiểu Đội Trưởng QC/ĐTTP

Trao ban khen cho QC Reng

Hội Trưởng và Phu Nhân (Quá Vãng)

Trao ban khen

Hội Trưởng và QC Tấn

Thursday, October 24, 2019

Xin hỏi Anh là ai?

Sáng tác: Việt Khang
Trình bày: Tuấn Anh

Tuấn Anh





Xin hãy đứng lên

Thơ: Trường Đinh
Phổ nhạc: Hà Lan Phương

Trình bày: Hà Lan Phương


Hà Lan Phương





Tuesday, October 22, 2019

Sự khác biệt cách hành xử của người Việt Nam và người Âu Mỹ và nguyên nhân tại sao người Việt Nam không thể tiến bộ


Thưa các bạn, tôi là một trong những người điều hành vườn thơ nhạc FB và vườn thơ nhạc .com. Khi có một em comment cho tôi là tôi viết sai lỗi chính tả, tôi lập tức cảm ơn em đó và sửa sai và rất vui vì có người chỉ sai cho mình để sửa chữa học hỏi thêm.


Cùng một việc làm, tôi có PM riêng cho một nhà văn bên VN khi ông ta dùng danh từ sai "comment khen một bài thơ bẩy chữ nhưng khoảng 24 câu là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay", tôi giải thích tại sao gọi là tứ tuyệt trong thơ Đuờng và mở rộng thêm về Thất ngôn bát cú cũng như cách đối câu, đối từ ngữ trong thơ Đương. Ông ta không thèm để ý và vẫn comment những bài thơ khác như ngũ ngôn tứ tuyệt vân vân trong khi bài thơ không phải chỉ 4 câu mà cả trên hai mươi câu. Cuối cùng vì không muốn đọc giả đánh thấp giá trị của Group, tôi buộc lòng block tên ông ta ra khỏi FB group.


 Cùng một việc làm tương tự, một em nhạc sĩ đàn guitar rất hay có post một tấm hình ngồi bên đàn Piano, tấm hình rất phản nghệ thuật và cả mỹ thuật, dáng ngồi bên đàn rất tệ, mắt đăm đăm nhìn vào phím đàn và ngón tay, tôi có phê bình là tấm hình khiến người thưởng thức biết mình không biết đàn Piano hoặc đàn rất dở nên chụp tấm khác với tư thế cho đẹp và pro. hơn, sau khi nhận được phê bình xây đụng thì em đó 
giận dữ và tự động lấy tên ra khỏi trang nhà và FB.


 Thưa tất cả các bạn, tại sao người VN chúng ta tiến bộ càng ngày càng chậm hơn người Âu Mỹ thì các bạn đã thấy, tự ái và cái ta quá cao, không chấp nhạn cái sai của mình, cố chấp và luôn mang tư tưởng tệ hại là người cho ý kiến xây dựng là kẻ chỉ trích và là kẻ thù, như vậy làm sao học hỏi, làm sao biết mình sai và làm sao chấp nhận người khác đúng


Cùng một đề tài, tôi muốn nói về likes (FB),và triệu like (Chấn Thành). Với Chấn Thành thì chỉ là hài tuy có hơi quá lố vì một triệu quá lớn để likes cho một cá nhân hoặc tiết mục nhưng vì chỉ là hài nên có thể chấp nhận được, còn FB bây giờ thì quá rộng lớn, quá nhiều người (fan) tham gia FB và chỉ mong những tiết mục của mình càng được likes nhiều càng thích không cần biết nghệ thuật của nó có đạt hay không, không cần biết đúng hay sai và bất chấp về những điều lệ tiền nhân đã để lại, thí dụ nhiều người post thơ lục bát mà tìm từ đầu bài tới cuối bài không thấy ăn khớp vần, vận mà vẫn được rất nhiều likes. Như vậy likes ở đây thật vô nghĩa. Muốn được nhiều likes thì mình chịu khó likes thật nhiều fan để rồi bài đăng của mình được nhiều fan likes lại, tôi cũng biết thậm chí có rất nhiều bài người ta không hề đọc, không hề nghe mà đã click likes chỉ để người được likes click like lại cho mình, ngoài ra like cũng để cả nể vì một người quen. Thậm chí có bạn chịu khó đọc xong chép miệng lắc đầu rồi cũng click like một cái xong mới chuyển qua tiết mục khác.


Các bạn có biết likes kiểu này chỉ làm cho dân tộc ta chậm tiến hơn vì một sáng tác sai, dở vẫn được likes thì tác giả làm sao biết được mình sai và làm sao biết được mình dở để tiến thân.


 Đề nghị của tôi là mọi người nên viết vài dòng comments để nói lên cái hay, cái dở của bài đọc trước khi click likes hoặc không click


 Nguyễn Hải


Monday, October 21, 2019

Buổi sáng qua đồi

*Dẫu mai mốt có còn ngày trở lại
Tìm quê hương hay chỉ thấy quê người*
Thơ: Trần Trung Đạo
Phổ nhạc: Nguyễn Hải & Hà Lan Phương
Trình bày: Hà Lan Phương

Hoa hợp hòa giải dân tộv kiểu Giả cầy

Mời mọi người nghe về Cách nghĩ của một thanh niên Việt Nam về ngày 30 tháng tư

Saturday, October 19, 2019

Cho tôi xin

Trần Trung Đạo, Một thanh niên tràn đầy nhiệt huyết của lòng yêu tổ quốc
Mời các bạn lắng nghe để cảm phục lời thơ thật đáng yêu của anh.
Thơ: Trần Trung Đạo
Phổ nhạc: Nguyễn Hải&Hà Lan Phương
Keyboard: Nguyễn Hải
Video Clp: Dĩ Vãng Buồn
Trình bầy: Hà Lan Phương

Trại Tù chiều cuối năm

Nhạc và lời: Quang Ngọc
Đệm nhạc: Nguyễn Hải

Trình bầy: Hà Lan Phương

Người Quân Cảnh cuối cùng chết tại bộ tổng tham mưu QLVNCH






Lời giới thiệu: Giờ thứ 25 của ngày 30 tháng 4-1975, có một hạ sĩ quan Quân Cảnh của đại đội 1 tại Tổng Tham Mưu đã tự sát dưới chân cột cờ trước tòa lầu chính. Một Quân Cảnh còn sống đến hôm nay sẽ kể lại câu chuyện. Nhưng trước đó xin quý vị nghe qua về cuộc đời của chính tác giả: Anh Huỳnh Hồng Hiệp gốc Kiến Hòa, sinh sống tại Sài Gòn đã đầu quân vào binh chủng Quân Cảnh từ cấp binh nhì. Sau đó anh lên binh nhất rồi đi học lớp Hạ Sĩ Quan căn bản, trải qua lớp chuyên môn binh chủng rồi phục vụ tại Phú Quốc. Hàng ngày những hạ sĩ quan Quân Cảnh VNCH phải đối diện với 40,000 chiến binh cộng sản trong các trại giam. Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn phức tạp và hiểm nghèo. Sau khi hiệp định Paris ký kết, trại tù binh giải tán, các tiểu đoàn Quân Cảnh của Phú Quốc trở về đất liền tham dự các buổi hành quân tảo thanh và bình định. Chiến dịch chấm dứt. Một số tiểu đoàn giải tán, binh sĩ chuyển qua Biệt Động Quân. Các hạ sĩ quan Quân Cảnh trong đó có thanh niên Kiến Hòa Huỳnh Hồng Hiệp phải vào Dục Mỹ huấn nhục. Vừa vất vả, vừa bị các quân nhân đơn vị bạn ghét Quân Cảnh nên kỳ thị phá phách. Nhưng rồi mọi thứ cũng trôi qua và ở trong câu chuyện cuối tháng Tư sau đây, xin mời quý vị theo chân người hạ sĩ quan Quân Cảnh gian truân của chúng ta trên đường từ Dục Mỹ về Sài Gòn cho đến ngày cuối tại Bộ Tổng Tham Mưu.
Sau cơn hồng thủy 75, anh Huỳnh đã ở lại Sài Gòn rồi sau này mới vượt biên. Vì năm 75 chợt thấy mình yêu nước nên ở lại. Chuyến vượt biên những năm sau là thảm kịch gia đình. Nhưng đây lại là một câu chuyện khác. Hôm nay chúng ta chỉ nghe câu chuyện chấm dứt dưới chân cờ.
Riêng đối với các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã chạy được qua ngả Tân Sơn Nhất vào tuần lễ cuối cùng. Nếu đi ngang qua cổng trại Trần Hưng Đạo của Bộ Tổng Tham Mưu thì sẽ thấy Trung sĩ Huỳnh đứng giữ trật tự. Suốt tuần lễ dài như cả trăm năm, anh vẫn đứng gác cho đến giờ phút cuối để các cấp trên di tản theo hệ thống quân giai. Bởi vì người trai Hiến Hòa đã không biết tại sao trong những giờ phút đó, anh lại chợt thấy mình yêu nước, yêu quân đội. Mà quân đội đối xử với anh có đẹp đẽ gì đâu?
Giao Chỉ San Jose.
* * *
Vào khoảng 8 giờ sáng, ngày 29 tháng 3-1975, tôi với một vài người bạn ra chợ Dục Mỹ để uống cà phê và cũng để nghe ngóng tình hình chiến sự. Tin tức từ những quân nhân hướng Khánh Dương chạy về cho biết là phòng tuyến này do các chiến sĩ Nhảy Dù ngăn chận Cộng quân đã đổ vỡ. Chúng tôi lập tức trở về TTHL Dục Mỹ thì quang cảnh quân trường đã thay đổi hẳn. Các khóa sinh và cơ hữu của trung tâm ra các giao thông hào trong tư thế sẵn sàng tác chiến. Biến động này làm cho nhóm 17 khóa sinh gốc Quân Cảnh chúng tôi lại thêm hoang mang. Số là nhóm chúng tôi đã thụ huấn xong khóa cuối Rừng Núi Sình Lầy và có danh sách được trở về binh chủng Quân Cảnh. Khóa học đã mãn hơn 10 ngày rồi mà chưa có Sự Vụ Lệnh để trình diện đơn vị. Chúng tôi cử một đại diện có cấp bậc cao nhất trong nhóm là Thượng Sĩ lên trình diện Đại Tá CHT/TTHL Dục Mỹ sau khi đã qua các văn phòng theo hệ thống quân giai. Đại tá Đại rất bận rộn nhưng ông vẫn cho gặp. Ông ngạc nhiên về trường hợp chậm trễ. Tuy nhiên sau cùng, ông lục ở ngăn kéo nơi làm việc tìm ra được Sự Vụ Lệnh mà ông đã ký rồi và đưa ra trao cho trưởng toán chúng tôi. Khi nhận được Sự Vụ Lệnh thì Quân Trường Dục Mỹ không thể cung cấp phương tiện đến Nha Trang. Chúng tôi đành tự túc mạnh ai nấy đi. Đến chiều khoảng 1 giờ, chúng tôi gặp nhau tại ở Nha Trang với hy vọng tìm được máy bay về Sài Gòn. Tôi và vài bạn nữa đi ngang qua Bộ Tư Lệnh QĐ II thì lá cờ tướng đã hạ xuống, Quân Cảnh gác cổng không còn. Đi quan Bộ Chỉ Huy BĐQ QK II thì cũng vườn hoang nhà trống. Súng M16 cả đống nên mỗi anh em nhặt một cây để phòng thân. Không có phương tiện của quân đội nên chúng tôi mạnh ai nấy đi bằng cách đổ ra ngả Ba Thành và leo xe nhà binh tìm đường xuôi Nam. Lúc bấy giờ có Quân Cảnh Hiệp, người lớn tuổi hơn tôi nên bạn bè gọi là Hiệp Già. Anh có một vợ 5 con, đơn vị gốc là Tiểu đoàn 8 Quân Cảnh, cùng học chung với tôi mấy khóa ở Trường Quân Cảnh và Trường HSQ Đồng Đế. Suốt đêm hôm đó và đến khoảng 3 giờ chiều hôm sau, đoàn xe di tản đến thị xã Phan Thiết. Khi xe ra khỏi Phan Thiết một đỗi chúng tôi gặp một số quân nhân chạy ngược lại, được biết Việt cộng phục kích và có giao tranh ở ngả ba Bình Tuy (Rừng Lá). Tin này làm chúng tôi chùn chân vì tôi biết chắc với đám quân không có chỉ huy nếu gặp Việt cộng thì chỉ có chết. Sở dĩ tôi nghĩ như thế là vì suốt từ nhiều ngày qua đã có lúc giành mấy củ khoai ở cổng Ba Làng Cam Ranh mà bắn nhau chết. Thị xã Phan Thiết đang yên lành thì bị cướp, bị phá cửa sắt lấy bia, nước đá, thực phẩm tạo ra sự giành giựt rồi giết nhau. Điều này ai có đi khoảng thời gian đó đều biết. Với máu Quân Cảnh trong người, tôi rất bất mãn nhưng không thể làm gì được. Sau cùng, tôi bàn với anh Hiệp già là nên trở lại Phan Thiết tìm ghe hoặc tàu bè về Vũng Tàu chắc ăn hơn. Anh Hiệp không đồng ý nên chúng tôi chia tay. Sau cùng tôi cũng tìm đường thủy về Sài Gòn qua ngả Vũng Tàu. Trình diện ở trại đường Tô Hiến Thành xong, được lệnh trả tôi về binh chủng. Tôi bắt thăm trúng được Tiểu đoàn 5 Quân Cảnh. Nỗi vui mừng thật lớn, coi như thoát được nạn trong mấy ngày vừa qua. Hơn sáu năm đi lính, lần đầu tiên bắt thăm được trúng đơn vị ở gần nhà. Biết bao là mừng vui. Tại Ban Nhân Viên Tiểu Đoàn tôi được lệnh tăng phái cho Đại đội 1 Quân Cảnh tại Bộ TTM. Thật tình mà nói, tôi chỉ được nghe tên vị Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu tá Hưng hay Trung tá Hưng (không rõ), còn các Đại Đội Trưởng và Trung Đội Trưởng của tôi tôi chưa kịp gặp mặt, hoàn toàn không biết là ai. Cứ nhận lệnh đi tăng phái đã. Tôi không nhớ chính xác bao nhiêu quân nhân từ Tiểu đoàn 5 Quân Cảnh tới tăng cường cho Đại Đội 1 Quân Cảnh, hình như khoảng 15 anh em gì đó. Nhiệm vụ chúng tôi đứng các nút chặn ngả ba Chú Ía, ngả tư Võ Duy Nguy Võ Tánh, Võ Tánh gần Bệnh Viện III Dã Chiến Hoa Kỳ, và Võ Tánh gần ngả ba Trương Quốc Dung. Có một ngày, vào khoảng 15 tháng 4-1975, tôi gặp lại một bạn Quân Cảnh cùng chạy ở Dục Mỹ hỏi thăm anh Hiệp Già và được biết anh bị một viên đạn bắn sẻ của Việt cộng trúng ngay giữa tam tinh gần ngả ba Rừng Lá. Tôi bần thần về tin này cả tuần. Trong thời gian tăng phái cho TTM, ngày đứng đường, đêm về các điểm phòng thủ trong Tổng Tham Mưu. Có một đêm tôi nằm dưới thềm Tổng Cục Tiếp Vận coi TV thấy Tổng thống Thiệu đọc diễn văn chửi Mỹ. Mắt coi TV, tai nghe đạn pháo kích lòng dạ sao xuyến tan nát. Cường độ pháo của cộng quân càng tăng. Trước 3 trái thì 2 trái vô Tân Sơn Nhất còn trái vô TTM. Sau 2 trái thì 1 trái vô Tân Sơn Nhất và 1 trái vô TTM. Nghe quen, tôi cũng bắt chước số anh em khác mà đoán tầm gần xa, lúc nào sắp nổ. Tôi vẫn ở TTM nhưng phạm vi hoạt động rút lại gần hơn và chịu pháo nhiều hơn. Trong thời gian này, bên gia đình vợ tôi có đường chạy ra ngoại quốc. Nếu muốn đi thì chắc chắn chúng tôi sẽ ra đi bình yên. Tôi là hạ sĩ quan với sắc phục Quân Cảnh. Đi đâu cũng gặp toàn bạn bè cùng binh chủng. Không những đi dễ dàng mà còn lo cho được cả gia đình họ hàng. Nhưng không biết tại sao vào những giây phút đó tôi lại thấy mình yêu nước. Bỏ đi không đành. Đó là tấm lòng thành thực, nghĩ sao thì nói vậy. Sau này vợ tôi cứ nói mãi về vụ di tản. Bây giờ bả không còn nữa nhưng tôi vẫn còn nghe như tiếng nói than thở bên tai.
Sáng ngày 30 tháng 4-1975: Tôi được lệnh tăng cường cho cổng 1 TTM. Lúc bấy giờ cộng quân gia tăng cường độ pháo kích dữ dội. Các Quân Cảnh cơ hữu của Đại Đội 1 Quân Cảnh rất bận rộn. Có tin cổng 4 có một số sĩ quan TTM phá rào chui ra đến nỗi Quân Cảnh Đại Đội 1 TTM phải dùng hàng rào người mà cản lại. Cũng có một số sĩ quan cấp Trung và Đại Tá tự ký Sự Vụ Lệnh ra cổng. Chưa đến nỗi hỗn loạn nhưng Quân Cảnh khá mệt nhọc vất vả mới giữa được trật tự. Lệnh Tướng Hạnh là nội bất xuất, ngoại bất nhập. Chúng tôi thì chỉ có nhiệm vụ yểm trợ cho Đại Đội 1 Quân Cảnh mà thôi. Tôi quan sát tại điếm canh cổng số 1 có anh Quân Cảnh làm việc thật tích cực và hiệu quả. Nhìn kỹ ra là anh Minh người cao lớn. Tôi thật tình quên mất họ của Minh là Trần hay Nguyễn. Nhưng có thể là Trần Văn Minh. Minh cùng chung một khóa với tôi ở Trường HSQ Đồng Đế. Đó là khóa 1/71 Đặc Biệt HSQ hiện dịch, lúc đó tướng Linh Quang Viên làm Chỉ Huy Trưởng. Sau đó chúng tôi gặp lại nhau tại Trường Quân Cảnh một hai lần nữa. Giờ đây, rõ ràng là Minh đang ở Đại Đội 1 Quân Cảnh TM. Giơ tay chào nhau, nói vài câu, rồi ai làm việc nấy. Lúc đó tôi ở cổng chánh khoảng 100 mét về hướng tòa nhà chánh.
11 giờ 30 ngày 30 tháng 4-1975: Lúc 11 giờ 30, từ cổng 1 TTM tôi nghe súng nổ dữ dội ở phía Bệnh Viện Dã Chiến Hoa Kỳ, thì ra các anh em LĐ 81 BCND đang bắn xe tăng Việt cộng. Khi chiếc xe T54 của Việt cộng có treo cờ GPMN hướng về cổng 1 TTM thì tất cả chúng tôi lái xe Jeep rút về văn phòng Đại Đội 1 Quân Cảnh vì xe cộ đồ đạc tất cả đều để đây. Khi xe ngừng, Minh bước xuống và nước mắt đã đầm đìa. Tôi nhìn Minh mà lo cho thân mình nên vội vàng cột ba lô mang súng ống, rồ xe Mobylette phóng chạy. Cái cảnh lúc đó thật là hoảng loạn, mạnh ai nấy lo, giành đường thoát ra.
11 giờ 40 ngày 30 tháng 4-1975: Sau lưng tôi, Minh khóc và nói một mình “Thôi rồi, mất nước rồi.” Nói xong anh Minh bước tới gần cột cờ, nghiêm chỉnh đưa tay lên, chào xong móc khẩu Colt 45 bên hông kê lên màng tang. Một tiếng nổ đơn độc vang lên. Tôi chắc tiếng nổ đó đã hòa tan trong tiếng máy của hàng trăm chiếc xe Honda, Vespa, Suzuki. Minh ngã xuống. Trung sĩ I Trần Văn Minh đã trả xong nợ nước vào giờ thứ hai mươi lăm. Tôi là một người sợ chết nên nhìn Minh một lần chót, nén xúc động và chạy thoát thân với hàng đoàn người kia. Giờ đây Minh họ Nguyễn hay Trần tôi không biết chắc. Anh đã chết thật hay chỉ bị thương cũng không biết chắc. Có điều Minh đã làm một việc thật là đáng để tôi quỳ xuống mà lạy anh. Tất cả các đoạn trên tôi viết dông dài chỉ nhằm mục đích kể lại đoạn cuối về cái chết của một Quân Cảnh tại Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi là binh chủng lo về quân kỷ của quân đội. Xin các anh em chiến hữu hiểu rằng chúng tôi cũng sống chết với quân đội như anh em. Và trong hàng ngũ hạ sĩ quan chúng tôi cũng có người tự vẫn dưới ngọn cờ Tổng Tham Mưu vào giờ thứ 25. Gần 30 năm qua, ngồi cố nhớ mà viết lại chắc có nhiều chi tiết thiếu sót, ước mong các chiến hữu bổ khuyết dùm cho.
Quân Cảnh Huỳnh Hồng Hiệp, San Jose

Friday, October 18, 2019

Nước Việt Nam coi như đã mất về bọn dã man Trung Cộng

Cùng toàn thể các bạc:
Tôi không thích đọc tin trên báo chí vì có quá nhiều hạt bụi trở thành cơn bão
tôi thích tin tức lượm lặt được từ những bạn thân, họ hàng, và chính bản thân thu luợm được khi mới từ Việt Nam trở về Mỹ.


Hôm qua một cậu em kết nghĩa (nhạc sĩ Quang Ngọc) từ VN trở về Mỹ. Ngọc về Nha Trang để tổ chức đám cưới cho con trai lớn là ca sĩ Quang Thiện, em nói: " Em không còn hứng thú về Việt Nam nữa vì ở Nha Trang (quê của Ngọc) bây giờ toàn bọn Tầu quậy phá, bọn Tâu bây giờ đông gấp bội người VN và hàng ngày những chuyến xe cam nhông vẫn đổ Tầu cộng xuống vùng đất Duyên Hải này.


Thưa các bạn, theo tôi biết thì không phải chỉ có thành phố Nha Trang mà Đà Nẵng, Cam Ranh và hầu hết những thành phố Duyên Hải trù phú của Việt Nam đã từ từ mất vào tay Tầu cộng, bọn nô lệ bán nước Cộng Sản Việt Nam đang vơ vét tài sản của dân, mặt khác bỏ tiền mua sắm đất đai bên Mỹ, di tản con cái qua Mỹ và các nước tự do khác. Chúng bóc lột vơ vét và giầu sụ, chúng bỏ tiền ra mua đất đai bên Mỹ, có cả một ngôi làng của cán bộ Việt Cộng bên Mỹ (Cali) mà toàn là nhà trị giá trên triệu USD.


Người Việt Hải ngoại chúng ta làm gì bây giờ? Đoàn kết lại để tìm phương án cứu nước hay vẫn tiếp tục đấu đá tranh dành những danh tiếng cá nhân hão huyền "cái ta to lớn"


Mất nước là cái nhục chung của toàn thể người Việt, cái nhục to lớn gấp bội phần cái ta trong người Việt Nam chúng ta vì vậy mong toàn thể người Việt hãy từ bỏ cái ta để cùng nhau góp sức tìm phương án cứu nước.


Trân trọng