Người của đảng cộng sản VN làm gián điệp cho Trung Quốc
Tôi bị cầm tù ở nhà tù Nam Hà, xã Ba Sao, Kim bảng, tỉnh Hà Nam từ tháng 1 năm 2008 tới tháng 3 năm 2011. Thời điểm tôi ở đó, nhà tù Nam Hà có khoảng 50 người Việt Nam làm gián điệp cho Trung Quốc, họ bị kết án từ 6 năm tù tới chung thân.
Một số người làm gián điệp cho Trung cộng là cán bộ cao cấp ngành công an, quan chức cấp tỉnh, cấp bộ,... của chế độ cộng sản Việt Nam. Ví dụ như có 4 người từng là trưởng phòng tình báo của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng trước khi họ bị bắt, có người làm ở Tổng cục tình báo Bộ công an, Văn phòng Bộ công an, Bộ ngoại giao,....
Họ cho biết họ được Cục tình báo Hoa Nam tuyển mộ thông qua các chương trình giao lưu, học tập,... giữa hai đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Cộng sản Trung Quốc.
Họ cho biết Cục tình báo Hoa Nam và chính quyền Trung cộng muốn khống chế VN bằng nhiều phương pháp khác nhau như kinh tế, thương mại, chính trị, ngoại giao, quân sự,.... Nhựng Trung cộng cho rằng việc khống chế bằng mạng lưới điệp viên được cài cắm trong nội bộ của hệ thống chính trị cộng sản Việt Nam là hiệu quả và ít tốn kém, mà lại không bị người dân Việt Nam và quốc tế biết đến.
Cho nên Cục Tình Báo Hoa Nam không tiếc tiền bạc để lôi kéo, mua chuộc rồi tuyển mộ các cán bộ Cộng sản Việt Nam khi tham gia giao lưu, học tập,... tại Trung Quốc.
Có thể nói là tới 60% số cán bộ Cộng sản Việt Nam sang Trung Quốc là bị mua chuộc làm gián điệp. Một số có thể làm việc theo cách bán các tài liệu mật mà Hoa Nam Cục mong muốn có, một số thì làm việc trọn thời gian cho Hoa Nam Cục.
Những cựu điệp viên Hoa Nam Cục này kể rằng, đối với những tài liệu tuyệt mật về quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... của Việt Nam thì bất cứ giá nào cũng mua. Không mua được bằng ít tiền thì phải mua được bằng rất nhiều tiền.
Ngay ở thời điểm năm 2008, những cựu điệp viên Hoa Nam Cục đã cho rằng chỉ ít năm nữa là mạng lưới điệp viên của Hoa Nam Cục sẽ có mặt ở mọi cấp, mọi ngành của hệ thống trị cộng sản Việt Nam.
Tới lúc đó thì Trung Quốc có thể điều khiển, điều hành mọi chính sách, mọi công việc của chế độ cộng sản Việt Nam.
Hôm trước, tôi sang London, nói chuyện với một nghệ sĩ có tiếng, cô ấy thường hay về Việt Nam và có quan hệ với nhiều quan chức cộng sản Việt Nam tầm trung. Cô ấy kể rằng các quan chức cộng sản này cho biết rằng hiện nay họ bị khủng hoảng niềm tin với đồng nghiệp của họ. Họ nói:
“Người đồng nghiệp ngồi cạnh mình cũng không dám tin vì không biết người đó là Việt cộng hay Trung cộng”.
“Nói xấu đảng thì ít nguy hiểm hơn nói xấu hay phê phán Trung cộng.”
Họ cho rằng các quan chức cộng sản Việt Nam hiện nay không ai dám công khai chỉ trích Trung Quốc về mọi vấn đề. Bởi các điệp viên của Hoa Nam Cục có thể đang ở ngay cạnh họ mà họ không biết. Các điệp viên này sẽ âm thầm tác động trực tiếp hay gián tiếp loại những người này ra khỏi những vị trí quan trọng trong cơ quan, hoặc không được vào diện qui hoạch để tiến thân nếu những người này còn trẻ.
Dưới sức ép của toàn diện của Trung Quốc, hàng năm chế độ cộng sản Việt Nam vẫn gửi hàng trăm đoàn với hàng nghìn cán bộ đảng viên sang Trung Quốc giao lưu, học tập. Kết quả là rất nhiều trong số đó không vượt qua được sự cám dỗ của tiền bạc, sự mua chuộc,... mà bán rẻ lợi ích của Tổ quốc, cam tâm làm tay sai cho Trung Quốc.
Có thể nói bởi sự nhu nhược, hèn nhát và yếu kém của chế độ cộng sản mà họ đã đẩy đất nước, dân tộc Việt Nam vào tình trạng vô cùng nguy hiểm. Bên ngoài thì chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, bên trong thì bị mạng lưới điệp viên của Trung Quốc phá hoại và khống chế toàn diện.
Luật sư Nguyễn văn Đài
Hội Quân Cảnh VNCH Nam California đã tưng bừng tiến hành ngày lễ kỷ niệm 64 năm thành lập Binh Chủng Quân Cảnh VNCH vào trưa Chủ Nhật, 16 Tháng Chín vừa qua.
Sau nghi thức chào quốc kỳ và mặc niệm, ban tổ chức đã dành riêng một tiết mục tưởng nhớ và lễ truy điệu các chỉ huy trưởng và các chiến hữu Quân Cảnh quá cố. Một danh sách được Quân Cảnh Việc Ngọc Lợi xướng lên trong không khí tĩnh lặng và mọi người đứng nghiêm chỉnh theo dõi những phút tưởng nhớ này
Cũng trong phút trang nghiêm đó, ban nghi lễ cũng làm lễ vinh danh các chiến hữu Quân Cảnh đã tuẫn tiết vào ngày 30 Tháng Tư, 1975.
Cũng trong phút trang nghiêm đó, ban nghi lễ cũng làm lễ vinh danh các chiến hữu Quân Cảnh đã tuẫn tiết vào ngày 30 Tháng Tư, 1975.
Tiếp ngay sau đó, cả nhà hàng đã bừng lên một khí thế đấu tranh mà những giọng ca sôi sục của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đang truyền tới mọi người bản hùng ca “Cùng Nhau Đấu Tranh Chống Đặc Khu Bán Nước.” Bản nhạc nhắc nhau, kêu gọi cùng đồng bào toàn quốc đang đấu tranh chống CSVN bán nước qua ba đặc khu từ Bắc chí Nam. Tiếng hát sôi sục đang được ban hợp ca CLB Tình Nghệ Sĩ sôi nổi gửi đến mọi người. Tiếng vỗ tay theo nhịp hát vang dội khắp nhà hàng. Những cánh tay vung lên biểu hiện một quyết tâm và như nhắc nhở nhau cuộc đấu tranh kiên trì, dũng mãnh của đồng bào khắp Bắc Nam Trung đang tiếp diễn.
Dõi theo lời giới thiệu quan khách của hai MC Kiều C Lang và Hải Trần, số hội đoàn thân hữu có mặt khá đông. Nào là các hội cựu quân nhân bạn như Quân Trường Thủ Đức, Võ Bị Đà Lạt, Biệt Cách Nhẩy Dù, Lực Lượng Đặc Biệt, Gia Đình Mũ Đỏ, Đồng Đế Nha Trang, Hải Quân Cửu Long, Thiết Giáp và cho đến Hội Quân Nhân Mỹ Gốc Việt, Viện Bảo Tàng QLVNCH và các hội đồng hương như Bạc Liêu, Long Xuyên, Mỹ Tho…
Trong niềm vui hội ngộ ấy, ông Tổng Hội Trưởng Quân Cảnh/VNCH Nguyễn Kỳ Dzương đã bày tỏ sự hân hoan của mình khi được gặp lại bạn bè đồng ngũ xưa, thăm hỏi nhau chuyện mới chuyện cũ. Ông cho biết lòng mong ước của ông là thường được thấy anh em luôn mạnh khỏe, giữ vững tinh thần như những ngày còn trong quân ngũ.
Tiếp đó ông tổng hội trưởng đã trao tặng Hội Quân Cảnh Nam California một kỷ vật để cùng góp vào sự tổ chức ngày kỷ niệm 64 năm thành lập Binh Chủng Quân Cảnh của QLVNCH.
Nhắc đến tiểu sử ngành Quân Cảnh/VNCH, ông Hội Trưởng Quân Cảnh Nam California Phạm Văn Thành đã đi vào khá chi tiết từ ngày Quân Cảnh VNCH được thành lập cho đến khi lớn mạnh, có mặt trong tất cả các đơn vị lớn nhỏ của QLVNCH để giữ vững quân phong, quân kỷ của người lính VNCH. Ông Thành cũng mô tả công việc của người lính Quân Cảnh, phải có kiến thức luật pháp, quân pháp để giữ nghiêm quân lệnh. Bên cạnh đó người lính Quân Cảnh VNCH còn phải có tác phong biểu tượng cho quân pháp làm gương cho các quân nhân khác dù ở hậu phương hay ngoài chiến trường.
Đã qua 43 năm người lính Quân Cảnh VNCH không còn cầm súng, không còn thi hành luật pháp với đồng ngũ vi phạm nhưng tư cách của người lính Quân Cảnh VNCH vẫn còn giữ được nét oai phong, tư cách mà không kém sự thân yêu, che chở. Hầu hết các cựu Quân Cảnh đến tham dự ngày lễ này đều giữ được vóc dáng ngày xưa qua những bộ quân phục thẳng nếp, giầy sô bóng nhẫy, thái độ nghiêm chỉnh nhưng không kém sự niềm nở thân mật nhất là các Quân Cảnh trong ban tiếp tân như Quân Cảnh Nguyễn Mậu Tùng, Quân Cảnh Nguyễn Gia Thụy, Quân Cảnh Nguyễn Hợp…
Hình ảnh quen thuộc nhất của người lính Quân Cảnh/VNCH ở Little Saigon là Quân Cảnh Dư Văn Khiêm. Không có một cuộc biểu tình, đấu tranh hay sinh hoạt chính trị nào của cộng đồng người Việt ở Nam California nói chung và của các hội Cựu Quân Nhân là không có mặt của Quân Cảnh Dư Văn Khiêm. Anh đến tham dự, không phải với tư cách quan khách, ngồi những hàng ghế trên cùng mà anh đứng ngoài cửa, trên lề đường để tự nguyện giữ trật tự. Với bộ quân phục bao giờ cũng thẳng nếp, búc nịt và giầy sô bóng choang, mũ bảo vệ có hai chữ QC rõ nét ngay ngắn trên đầu, anh tự nguyện làm công việc trật tự cho các cuộc họp bàn, trong các cuộc xuống đường đấu tranh của cộng đồng hay trong các cuộc thảo luận chính trị… Gương mặt anh lúc nào cũng tươi cười với mọi người, nhưng chắc ngày xưa khi thi hành nhiệm vụ thì chắc là nghiêm khắc.
Ít phút tâm tình bên chiếc Jeep Quân Cảnh ngày xưa, anh vui vẻ kể: “Những năm ở trong lính QC nó đã vào trong máu của tôi về cách đi đứng sinh hoạt. Bốn mươi ba năm rời lính đã qua nhưng tôi vẫn còn thói quen của người lính Quân Cảnh, trật tự, tôn trọng luật pháp, bảo vệ mọi người và gìn giữ danh dự của người lính VNCH cùng là trách nhiệm với cộng đồng. Nên nhiều khi họ tổ chức mà không mời tôi vẫn cứ đến giúp một tay vào trật tự trong buổi sinh hoạt. Mỗi lần như thế lòng tôi lại cảm thấy như mình còn có ích cho xã hội.”
Một Quân Cảnh khác, anh Vũ Văn Lễ trước 1975, thuộc Tiểu Đoàn 9 Quân Cảnh. Anh bị Cộng Sản cầm tù 10 năm nên có một mối băn khoăn là làm thế nào cho con cháu hiểu được cuộc chiến tranh Việt Nam để chúng nhìn thấy được cái trách nhiệm của người Việt dù xa tổ quốc mà vẫn ý thực được trách nhiệm của mình với quê cha đất tổ. Anh kể: “Tôi có một đứa cháu. Đi học các lớp Việt ngữ về, nó thường hỏi tôi về chiến tranh Việt Nam để trả lời cô giáo thường hỏi học trò em có biết gì về chiến tranh Việt Nam trước đây không. Phần lớn học trò đều không biết hay không rõ lắm chỉ có nó là trả lời được nhiều câu hỏi của cô giáo. Tôi nghĩ nếu gia đình Việt Nam nào cũng chỉ dạy cho con cháu ý nghĩa của cuộc chiến tranh Việt Nam, ý nghĩa sự có mặt đông đúc của người Việt khắp nơi ngày nay thì sau này khi lớp tuổi chúng ta đi hết rồi, con cháu chúng ta sẽ không mất gốc bật rễ. Nhân đây tôi cũng muốn xin gửi lời cảm ơn cô giáo dạy tiếng Việt tại Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam đã lưu tâm các học trò của mình về đất nước và dân tộc.”
Cho mãi đến gần 4 giờ chiều buổi lễ kỷ niệm của Quân Cảnh Nam California mới tan. Mọi người ra về vui vẻ nhắc nhau, “Hẹn gặp lại.”
(Nguyên Huy)