Những cuộc di dân lặng lẽ của người Việt Nam (trích đăng)
Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều cuộc di dân, nhưng có hai cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử cận đại. Đó là hai cuộc di dân năm 1954 và năm 1975. Cả hai cuộc di dân này đều có nguyên nhân trực tiếp, chắc mọi người ai cũng biết.
Một cuộc di dân thứ ba, về số lượng không kém hai cuộc di dân trước đây, nhưng diễn ra âm thầm, lặng lẽ và trải dài qua nhiều năm. Theo tờ báo Vietnam Finance online ra ngày 24/7/2016, từ năm 1990 đến năm 2015, đã có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài (nguồn: số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế IMO lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hợp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội). Như vậy, tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100.000 người Việt di cư ra nước ngoài. Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tính đến năm 2013.Một cuộc di dân thứ ba, về số lượng không kém hai cuộc di dân trước đây, nhưng diễn ra âm thầm, lặng lẽ và trải dài qua nhiều năm. Theo tờ báo Vietnam Finance online ra ngày 24/7/2016, từ năm 1990 đến năm 2015, đã có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài (nguồn: số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế IMO lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hợp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội). Như vậy, tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100.000 người Việt di cư ra nước ngoài. Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tính đến năm 2013.I/ Nguyên nhân của những cuộc ra điĐể tìm hiểu nguyên nhân người dân ra đi, từ bỏ quê hương, đất nước để tới sống ở một nơi xa lạ, một quốc gia khác, chúng ta cần hiểu tâm lý của người dân. Đối với người dân, họ không quan tâm tới chỉ số tăng trưởng kinh tế, không quan tâm tới thu nhập bình quân đầu người. Họ chỉ quan tâm tới công việc, nghề nghiệp, thu nhập, mức sống và cảm nhận thực tế cuộc sống với những lợi ích sát sườn của mình. Mặt khác, chúng ta tìm hiểu môi trường học tập, làm việc, công tác để từ đó tìm ra nguyên nhân của việc người dân không còn thiết tha với cuộc sống tại chính quê hương mình. Tựu trung lại có những lý do sau đây.1/ Thu nhập và mức sống của người dânThu nhập và mức sống của người dân là vấn đề quan tâm hàng đầu, là nguyên nhân chính dẫn tới sự ra đi của người dân. Không một người dân nào không cảm nhận sự thay đổi về thu nhập sau công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, mức tăng về thu nhập của người dân đã không theo kịp với những chi phí và nhu cầu tiêu dùng của người dân dẫn tới cuộc sống khổ sở, vật lộn mưu sinh mà tuyệt đại đa số người dân phải đối mặt. Công cuộc đổi mới, phúc lợi của tăng trưởng kinh tế đã làm tăng thu nhập của người dân, nhưng đồng thời cũng xã hội hóa những lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục, vv… Việc xã hội hóa là cần thiết nhưng nó đã không có được cơ chế minh bạch, kiểm tra và giám sát của người dân. Cùng với tệ nạn sách nhiễu, lạm thu và tham nhũng, hối lộ, người dân đã bước vào một chu kỳ tiêu dùng mới với những khoản đóng góp, phí, lệ phí và rất nhiều khoản chi tiêu khác. Niềm vui của việc tăng thu nhập không thể bù đắp được nỗi lo cho những khoản chi phí mới phát sinh. Đối với những người công chức, viên chức làm công ăn lương, với công nhân và nông dân, tuyệt đại đa số đều rơi vào tình cảnh thiếu trước hụt sau và hoàn toàn không có tương lai đối với cuộc sống hiện tại.2/ Môi trường kinh doanhKhi công cuộc đổi mới được khởi phát, một phần do sự hồ hởi của tình hình, một phần các cơ quan chưa kịp xây dựng các quy định, quy tắc về môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp và doanh nhân còn có được môi trường thông thoáng và thuận lợi để kinh doanh. Nhưng càng ngày, các quy định, quy tắc, luật lệ cùng với sự sách nhiễu của các cơ quan quản lý, các ban ngành liên quan, môi trường kinh doanh ngày càng đông cứng và khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp. Mặt khác, việc phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cũng tạo ra vô vàn khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn, chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra, viêc thị trường bất động sản được hình thành và hoạt động không minh bạch đã đẩy giá nhà đất, giá nhà xưởng, giá thuê văn phòng lên mức phi lý, khiến cho việc kinh doanh bị méo mó, đẩy giá thành các mặt hàng và dịch vụ lên đã làm cho các doanh nghiệp không thể tồn tại. Chưa kể việc sách nhiễu của các cơ quan chính quyền, đoàn thể địa phương địa bàn nơi doanh nghiệp hoạt đông. Tổng hợp tất cả các khó khăn mà doanh nghiệp phải đối diên, chỉ có những doanh nghiệp nào có mức lợi nhuận gấp 4-5 lần chi phí mới có thể tồn tại được trong môi trường hiện nay. Như vậy, môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay đang kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, và không có hi vọng nào khi nhà nước không thực tâm cải thiện môi trường kinh doanh.3/ Môi trường công tácMôi trường công tác cũng là một trong những lý do để người dân không muốn gắn bó với quê hương đất nước mình. Nói về môi trường công tác có ba vấn đề cần quan tâm, đó là vấn đề tuyển dụng, thi thố khả năng (cống hiến) và đãi ngộ. Đối với vấn đề tuyển dụng, xin việc làm hoàn toàn không phụ thuộc khả năng, năng lực mà phụ thuộc vào mối quan hệ, vào đút lót, mua suất biên chế. Ở Việt Nam hiện nay, không có một suất biên chế nào mà không có một giá cả nhất định. Chỉ có một số rất ít con cháu, thân nhân của lãnh đạo trực tiếp xin việc mà không mất tiền. Khi đã vào làm việc, tiêu chuẩn đánh giá cán bộ cũng hoàn toàn không phụ thuộc vào năng lực và kết quả công việc, mà bằng mối quan hệ, bằng sự luồn lọt, nịnh hót nên cũng triệt tiêu động lực cống hiến của những người có tâm huyết. Vấn đề đãi ngộ cũng không khác hai lĩnh vực kia, đó là đồng lương rẻ mạt và sự bất bình đẳng, bất công bằng. Với mức lương rẻ mạt, lại phải bỏ tiền mua suất biên chế, xin việc nên những cán bộ, công chức tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để sách nhiễu, lạm thu, tham nhũng nhằm thu hồi số tiền đã bỏ ra cũng như kiếm chác cho bản thân và có tiền mua quan, bán tước. Như vậy, môi trường công tác đã làm tha hóa con người, làm con người biến chất, bán lương tâm lấy vinh hoa phú quý.4/ Môi trường sốngMôi trường sống cũng là mối quan tâm lớn của người dân hiện nay. Có ba lĩnh vực cần quan tâm.- Môi trường sống tự nhiên. Môi trường sống tự nhiên bao gồm hai yếu tố quan trọng, nguồn không khí và nguồn nước. Cả hai vấn đề này ở Việt Nam hiện nay đều bị ô nhiễm nặng nề. Môi trường không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn khói bụi và các chất ô nhiễm đã vượt rất nhiều lần mức độ cho phép. Các chỉ số của không khí bị ô nhiễm đều thuộc tốp đầu thế giới. Môi trường nước cũng đang trong tình trạng tương tự, phần lớn các con sông ở Việt Nam đều ô nhiễm khủng khiếp, một số là những con sông chết. Đặc biệt, môi trường biển bốn tỉnh miền trung vừa bị hủy hoại bởi nhà máy thép Formosa, biển đã chết ở bốn tỉnh miền trung.- Môi trường xã hội. Vấn đề nhức nhối và đáng buồn nhất trong môi trường xã hội ở Việt Nam, đó là việc hủy diệt tình người, tình yêu thương của con người. Việc tấn công bài bác các tôn giáo chính là hủy diệt cơ sở của tình yêu thương của con người. Sống dưới chế độ mà con người trở nên thờ ơ, vô cảm, ích kỷ và ác độc với nhau. Rất nhiều những dẫn chứng có thể đưa ra chứng minh cho việc con người đối xử với nhau tàn nhẫn, độc ác.- Thực phẩm. Đến thời điểm này, có lẽ không ai ở Việt Nam không biết và không ghê sợ tình trạng thực phẩm bẩn, độc hại tràn lan không cách gì kiểm soát được. Thực phẩm bẩn và độc hại đến từ hai nguồn, nhập khẩu từ Trung Quốc và người Việt tự tạo ra để trục lợi. Nhà cầm quyền bất lực trong việc kiểm soát nguồn thực phẩm độc hại, trong khi vẫn duy trì những cơ quan kiểm tra, giám sát, kiểm nghiệm thực phẩm. Hậu quả trực tiếp là số người bị ung thư của Việt Nam là 94.000 người mỗi năm. Tốc độ tăng số người bị ung thư nhanh nhất thế giới. Năm 1990, cả nước ước tính có 70.000 ca ung thư, đến năm 2015 là 150.000 bệnh nhân mới.Tổng hợp tất cả các nguyên nhân trên, tất nhiên vẫn còn một số nguyên nhân nữa, người dân Việt Nam đã cảm nhận được sự bế tắc và tương lại xám xịt ngay chính trên quê hương, đất nước mình. (ngay như việc nói lên tiếng nói yêu quê hương đất nước, phản đối nhà máy Formosa gây ô nhiễm môi trường, phản đối bọn xâm lược bành trướng Bắc Kinh, TQ xâm phạm chủ quyền biển đảo cũng bị cấm đoán, chẳng hạn). Vì vậy, khi có bất cứ cơ hội nào, họ đều bỏ nước ra đi tìm cho mình một tương lai mới, tươi sáng hơn, tự do hơn.II/ Các sắc thái của cuộc di dânGiai đoạn từ 1990 tới nay, phần lớn những người ra đi là sự lựa chọn tự nguyện. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhỏ người tỵ nạn chính trị, việc ra đi là do sức ép trực tiếp từ phía nhà cầm quyền. Đó là những người sắc tộc thiểu số, những người Thượng, những người theo đạo ở Tây Nguyên bị đàn áp, bắt bớ đã phải bỏ trốn sang những nước lân cận như Cam-pu-chia, Thái Lan. Một số người là nạn nhân của chính sách cướp đất và đàn áp tôn giáo như giáo dân giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng… cuối cùng là những người hoạt động, đấu tranh dân chủ lánh nạn ở các nước xung quanh, và những người đang trong nhà tù, ra đi để thoát cảnh tù đày và tiếp tục đấu tranh tại các quốc gia họ định cư. Tỵ nạn chính trị giai đoạn này không còn là lý do bảo vệ sinh mạng mà chỉ do nhà cầm quyền triệt đường sống và thoát khỏi sự tù đày.Đối với những người tự lựa chọn ra đi, không phải lý do chính trị, chúng ta thấy có những vấn đề xung quanh cuộc di dân lặng lẽ sau đây.1/ Những người ra đi vì động cơ kinh tếThật ra, không có ai, hoặc có rất ít người ra đi đơn thuần vì động cơ kinh tế. Vấn đề chỉ là trong các thứ tự ưu tiên thì động cơ kinh tế xếp ở vị trí số một, nên chúng ta tạm gọi họ ra đi vì động cơ kinh tế. Đây là động cơ của phần lớn những người ra đi, và thực tế số lượng cũng là nhiều nhất. Đó là những người đi xuất khẩu lao động, cả chính thức và xuất khẩu chui. Một làn sóng xuất khẩu lao động để giảm biên chế cuối những năm 80; làn sóng vượt biên sang Hồng Công cũng trong thời kỳ đó… Cuộc sống của những người này ở các quốc gia mới định cư không hề dễ dàng, cũng rất vất vả nhưng thu nhập và môi trường sống vẫn hơn hẳn Việt Nam. Trong số những thành phần này, phần lớn vẫn muốn tiếp tục cuộc sống ở các quốc gia định cư, và tìm cách ở lại, gia hạn hoặc trở về rồi đi tiếp. Một số nhỏ trở về vì không hội nhập được, hoặc gia đình ở Việt Nam cần họ hơn.2/ Du học và định cư ở nước ngoàiTừ khi hội nhập trở lại với thế giới, số lượng du học sinh của Việt Nam ngày càng gia tăng. Những năm gần đây, số du học sinh tăng mạnh. Hiện tại có trên 130.000 du học sinh ở gần 50 quốc gia trên thế giới. Với nền giáo duc nhồi sọ và thất bại toàn diện hiện nay, nhiều người đã ví việc học sinh, sinh viên đi du học là tình trạng tỵ nạn về giáo dục. Đa số du học sinh ra nước ngoài đều mong muốn được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến và để có công việc tốt hơn trong tương lai. Khi đã tiếp xúc với nền giáo dục và xã hội các nước phát triển, phần lớn du học sinh không muốn trở về Việt Nam để làm việc, công tác. Tình trạng này nhiều người đã gọi là quá trình “chảy máu chất xám”. Đây là nỗi đau của một dân tộc khi những con người tài năng, trí tuệ không được làm việc và cống hiến cho quê hương, đất nước. Một ví dụ điển hình, 16 học sinh đạt quán quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olimpia (mỗi năm một học sinh) đến nay duy nhất có một người trở về làm việc ở Sài Gòn, số còn lại đều đầu quân cho các trường đại học và công ty ở Úc…3/ Các quốc gia định cư và cuộc sống mới của người ViệtVề các quốc gia mà người Việt định cư, cũng theo bài viết trên báo Vietnam Finance, hầu hết người Việt Nam di cư đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ (hơn 1,3 triệu người), Pháp (125,7 nghìn người), Đức (gần 113 nghìn người), Canada (182,8 nghìn người), Úc (227,3 nghìn người), Hàn Quốc (114 nghìn người),... Tại các nước Đông Âu, và một số nước châu Á như Lào, Campuchia, Malaysia mỗi nước có khoảng trên 10.000 người Việt di cư đến đây.Cuộc sống của người Việt, như đã đề cập, không hề dễ dàng tại những quốc gia định cư. Ngôn ngữ và văn hóa mới là những rào cản buộc họ phải vượt qua. Nhưng với phẩm chất cần cù, chịu khó và nỗ lực bền bỉ, phần lớn người Việt đã hội nhập thành công. Một số ít còn làm được những việc đáng tự hào, đó là thành tích trong học tập, sáng tạo ở các lĩnh vực. Đã có nhiều người có ý kiến rằng, với con người Việt Nam, tư duy tiểu nông, có nhiều tật xấu dù có ở đâu cũng không phát triển được (ám chỉ tình trạng của Việt Nam ngày nay là do tính cách và phẩm chất, tật xấu của người Việt), thì những thành tựu mà người Việt Nam đạt được, đã đập tan luận điệu thổi phồng tật xấu và đổ thừa cho người dân thay vì nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đất nước hiện nay là do cơ chế, do bản chất chế độ hiện hành.III/ Đàn Chim Việt sẽ trở vềVới tình trạng đất nước như hiện nay, việc người Việt ra đi mặc dù tạo ra một cảm giác bùi ngùi, nuối tiếc cho người ở lại, nhưng ai cũng hiểu được và chia sẻ. Có một câu hỏi đặt ra, nếu quê hương không còn chế độ dân chủ giả hiệu, một chế độ dân chủ thật sự sẽ thay thế chế độ độc tài toàn trị của ĐCS, người Việt sẽ có về quê hương xây dựng lại đất nước hay không? Câu trả lời là có, không phải tất cả nhưng sẽ là phần lớn bởi những lý do sau.- Lòng yêu nước của người Việt là một dấu son, điểm sáng. Người Việt yêu nước với một tình cảm đặc biệt, đã được kiểm chứng trong lịch sử. Lòng yêu nước là nguyên nhân cốt lõi để người Việt giữ được nước Việt hàng ngàn năm trước một lân bang hùng mạnh và luôn nhòm ngó, cũng như khi có cơ hội là thôn tính. Lòng yêu nước khiến cho người Việt xa xứ dù đã có gia đình, nhà cửa, cuộc sống đầy đủ ở cách xa hàng vạn dặm vẫn ngày đêm đau đáu, trăn trở và thao thức cùng vận mệnh dân tộc. Hàng ngày họ vẫn lên mạng xã hội để tìm kiếm những thông tin về tình hình đất nước, về tình hình phong trào dân chủ. Không những vậy, rất nhiều đồng bào còn lo lắng, giúp đỡ cho những anh chị em đấu tranh bị bắt, tù đày và đánh đập. Họ giúp đỡ tận tình, vô tư trong khả năng của mình… Chính lòng yêu nước sẽ là sợi dây, kết nối và khi đất nước không còn chế độ hà khắc, áp bức bóc lột sẽ kéo họ trở về trong lòng dân tộc. Tôi hoàn toàn tin tưởng sự trở về của những con dân Việt, ít nhất đó là những người có tuổi thơ ở Việt Nam.- Phần lớn những người di cư, cả trước đây và trong cuộc di dân lặng lẽ, đều còn gốc rễ ở Việt Nam. Đó là cha mẹ, hoặc anh chị em ruột, họ hàng, bạn bè của họ. Chỉ có một số rất ít không còn gốc rễ và không còn người thân, liên đới ở Việt Nam. Nhu cầu giao lưu tình cảm với người thân, họ hàng và bạn bè cũng là một nhu cầu quan trọng. Mặt khác, dù ở các quốc gia có điều kiện sống, có cuộc sống đầy đủ bao nhiêu chăng nữa thì nơi đó cũng không phải là môi trường tự nhiên của họ. Môi trường tự nhiên là nơi mà ngôn ngữ, văn hóa bẩm sinh của con người, ai nói gì, làm gì, sinh hoạt ra sao chỉ cần nhìn qua là biết, là hiểu. Họ chỉ tách khỏi môi trường tự nhiên khi cuộc sống quá khó khăn, khổ sở. Khi cuộc sống khó khăn khổ sở qua đi, được trở lại với môi trường tự nhiên của mình, rất ít người từ chối. Chỉ có những người Việt thế hệ thứ hai, thứ ba ở các quốc gia tạm cư, vấn đề trở về Việt Nam mới đặt ra thành thử thách. Bởi vì những người này sinh ra và lớn lên chính trong môi trường quốc gia tạm cư, nên môi trường tự nhiên của họ lại là ở các quốc gia họ đang sống. Thế hệ những người ra đi trong cuộc di dân lặng lẽ phần lớn đều sinh ra và có tuổi thơ ở Việt Nam, nên sự trở về của họ sẽ rất nhẹ nhàng, đơn giản.- Lý do cuối cùng cho sự trở về của người dân Việt, đó là việc xây dựng một chế độ, một nhà nước mới tạo ra vô số cơ hội cho những người có khả năng để thi thố. Với các quốc gia tạm cư, tất cả mọi vấn đề đã ổn định, đã đi vào nề nếp từ rất lâu, cơ hội để thể hiện, sáng tạo không nhiều như ở quê hương khi xây dựng lại đất nước. Một chế độ, một thể chế mới được xây dựng vừa kích thích tinh thần sáng tạo, vừa là cơ hội để lưu danh sử sách sẽ thu hút được rất nhiều nhân tài đất Việt rải rác muôn phương về tụ hội. Điều này cũng trở nên khả thi hơn khi cùng với những thuận lợi vừa nêu, những người trở về còn có cơ hội đóng góp để khôi phục quê hương, đất nước thân yêu của mình.Khi chế độ độc tài toàn trị sụp đổ, Đàn Chim Việt sẽ trở về để khôi phục, xây dựng lại quê hương. Đó là điều người viết bài này và rất nhiều người khác mong đợi, tin tưởng. Và ngày đó chắc chắn sẽ không còn xa nữa.# NVB# Văn Lý (lược ghi)Nguồn: internet
No comments:
Post a Comment