Saturday, November 30, 2019

Người biểu tình Hong Kong biết ơn Mỹ và chuẩn bị xuống đường


Người biểu tình Hong Kong thúc giục Mỹ sớm trừng phạt các quan chức thành phố vi phạm nhân quyềnBản quyền hình ảnhCHRIS MCGRATH/GETTY IMAGES
Image captionNgười biểu tình Hong Kong thúc giục Mỹ sớm trừng phạt các quan chức thành phố vi phạm nhân quyền

Hàng ngàn người Hong Kong xuống đường trong Lễ Tạ ơn để cảm ơn Mỹ đã ký hai luật ủng hộ người biểu tình chống chính phủ.

Bày tỏ lòng biết ơn nước Mỹ


Hàng ngàn người Hong Kong tập trung ở trung tâm thành phố vào Lễ Tạ ơn 28/11/2019 để tỏ lòng biết ơn nước MỹBản quyền hình ảnhCHRIS MCGRATH/GETTY IMAGES
Image captionHàng ngàn người Hong Kong tập trung ở trung tâm thành phố vào Lễ Tạ ơn 28/11/2019 để tỏ lòng biết ơn nước Mỹ

South China Morning Post cho hay hàng ngàn người biểu tình đã xuống đường vào Lễ Tạ ơn để bày tỏ lòng biết ơn nước Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump ký thành luật hai dự luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong.
Nhà tổ chức cũng lên một danh sách khoảng 40 nhân vật mà họ hi vọng Mỹ sẽ áp lệnh trừng phạt, chiểu theo Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong mà Mỹ vừa thông qua.
Trong danh sách này có tên của Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam, cựu Đặc khu trưởng Hong Kong Tung Chee-hwa, Giám đốc Sở Tư pháp Teresa Cheng Yeuk-wah, cựu cảnh sát trưởng Andy Tsang Wai-hung và Stephen Lo Wai-Chung, và Giám đốc Văn phòng Liên lạc Trung Quốc Vương Trí Dân.
Cuộc tuần hành tại Edinburgh Place, Hong Kong, được tổ chức chỉ vài giờ sau khi ông Trump ký thông qua hai dự luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong. Trong đó Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong có thể trừng phạt những người có các hành vi được cho là làm suy yếu sự tự chủ của Hong Kong; đồng thời yêu cầu giới chức không được từ chối cấp visa cho những người là đối tượng của các vụ bắt giữ hoặc giam cầm "có động cơ chính trị".

Hong KongBản quyền hình ảnhCHRIS MCGRATH/GETTY IMAGES

Nhà tổ chức đưa ra con số khoảng 100.000 người tập trung ăn mừng Lễ Tạ ơn hôm thứ Năm 28/11, nhưng cảnh sát chỉ đưa ra con số khoảng 9.600.
Nhà tổ chức cũng thúc giục Mỹ sớm trừng phạt những quan chức Hong Kong đã vi phạm nhân quyền và các công ty đã xuất khẩu vũ khí trấn áp đám đông cho Hong Kong.
Nhưng cuộc tuần hành trong hòa bình kết thúc chóng vánh sau một cuộc đối đầu với lực lượng cánh sát, được cho là do một người trong nhóm tuần hành mang theo đèn laser và người này đã bị cảnh sát đưa đi.
Người tuần hành lăng mạ cảnh sát trong khi cảnh sát đáp lại bằng hơi cay.

Chuẩn bị cho đợt biểu tình mới


Cánh sát thu thập hàng ngàn ly cốc tai trong khuôn viên Đại học Bách Khoa Hong Kong để lấy dấu vân tayBản quyền hình ảnhANTHONY KWAN/GETTY IMAGES
Image captionCánh sát thu thập hàng ngàn ly cốc tai trong khuôn viên Đại học Bách Khoa Hong Kong để lấy dấu vân tay

Theo Reuters, lượt biểu tình mới, như thông báo của người biểu tình trên mạng xã hội, được lên kế hoạch từ thứ Sáu 29/11, sẽ diễn ra vào cuối tuần và kéo sang tuần tới. Phép thử lớn đối với sự ủng hộ cho phong trào biểu tình được trông đợi sẽ diễn ra vào 8/12, với cuộc tuần hành của Mặt trận Nhân quyền - nhóm đã đứng ra tổ chức các cuộc biểu tình thu hút cả triệu người tham gia vào tháng Sáu.
Trung tâm tài chính châu Á đã trải qua một cuối tuần tạm lắng sau khi phe ủng hộ dân chủ dành thắng lợi lẫy lừng hôm Chủ Nhật trong cuộc bầu cử hội đồng quận.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ đã làm rung chuyển Hong Kong nhiều tháng nay, nhiều thời điểm đã khiến các trung tâm thương mại, cơ quan chính phủ, trường học, thậm chí cả sân bay quốc tế, phải đóng cửa.
Hàng trăm cảnh sát đã vào khu ký túc xá Đại học Bách Khoa Hong Kong hôm thứ Năm 28/11 để thu thập bằng chứng và mang đi các vật dụng nguy hiểm, bao gồm nhiều bom xăng, cung tên và các hóa chất vẫn nằm rải rác trong khuôn viên trường.
Chow Yat-ming, một sỹ quan cao cấp, cho hay hôm thứ Năm rằng cảnh sát có thể kết thúc cuộc điều tra vào thứ Sáu. Cảnh sát sẽ rời trường ngay sau đó, cho phép sinh viên có thể tự do vào hoặc ra khỏi trường.
Đại học Bách khoa Hong Kong, nằm trên bán đảo Cửu Long, đã trở thành chiến trường của sinh viên từ giữa tháng Mười Một. Các sinh viên trong trường đã dựng rào chắn bằng chướng ngại vật và đụng độ với lực lượng cảnh sát chống bạo động trong các cơn mưa bom xăng, vòi rồng và khí ga. Khoảng 1.100 người đã bị bắt tuần qua, trong khi một số khác cố gắng trốn thoát.
Cảnh sát cho hay họ tìm thấy khoảng 3.000 ly cốc tai Molotov và hàng trăm chai chất lỏng ăn mòn trong khuôn viên trường.
Không rõ có còn sinh viên nào ở trong trường vào thứ Sáu nhưng cảnh sát cho hay bắt giữ không phải là ưu tiên hàng đầu mà ai đó nếu được tìm thấy sẽ được chăm sóc y tế trước hết.
Trung Quốc đổ lỗi cho các thế lực nước ngoài đã gây ra bất ổn ở Hong Kong
Trung Quốc cũng cảnh báo sẽ trả đũa Mỹ sau khi ông Trump ký hai luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong.

Người cao tuổi Hong Kong đổ ra đường biểu tình ủng hộ học sinh























Người biểu tình giơ tay trong khi họ hát theo ca khúc biểu tình "Glory to Hong Kong" trong một cuộc tập hợp ở khu Trung Hoàn của Hong Kong, ngày 30 tháng 11, 2019

Học sinh trung học cấp hai và người về hưu cùng nhau biểu tình ở Hong Kong vào thứ Bảy. Đây là cuộc biểu tình đầu tiên trong số nhiều cuộc biểu tình cuối tuần được lên kế hoạch diễn ra khắp thành phố trong khi các nhà hoạt động dân chủ tuyên bố sẽ chiến đấu chống lại điều mà họ nói là sự tàn bạo của cảnh sát và những vụ bắt giữ bất hợp pháp.
Một quan chức hàng đầu của Hong Kong cho biết chính phủ đang xem xét thành lập một ủy ban độc lập để thẩm xét việc xử lí cuộc khủng hoảng này mà trong đó các cuộc biểu tình ngày càng trở nên bạo lực kể từ khi bùng lên hơn năm tháng trước.
Hong Kong tương đối yên ổn mấy ngày qua kể từ khi các cuộc bầu cử địa phương vào tuần trước mang về chiến thắng áp đảo cho các ứng cử viên ủng hộ dân chủ. Nhưng các nhà hoạt động dường như muốn duy trì động lực của phong trào biểu tình.
Người biểu tình tức giận về điều mà họ xem là sự can thiệp của Trung Quốc vào các quyền tự do đã được hứa hẹn khi Anh trao trả lại Hong Kong cho Bắc Kinh cai trị vào năm 1997.
Mặc dù các cuộc biểu tình được khơi mào bởi một dự luật dẫn độ mà sau đó đã bị hủy bỏ, những người biểu tình giờ đang đưa ra “ngũ đại tố cầu” (năm đòi hỏi lớn) bao gồm quyền phổ thông đầu phiếu trong việc lựa chọn người lãnh đạo thành phố và một cuộc điều tra độc lập về việc cảnh sát sử dụng vũ lực.
Trung Quốc phủ nhận việc can thiệp và nói rằng họ cam kết tuân theo công thức “nhất quốc lưỡng chế” được áp dụng cho trung tâm tài chính Châu Á này vào năm 1997. Bắc Kinh quy trách các lực lượng nước ngoài kích động bất ổn.
Người dân tụ tập để tưởng niệm vào ngày thứ Bảy bên ngoài nhà ga đường sắt Prince Edward, nơi một số người dân tin rằng những người biểu tình đã bị cảnh sát giết chết ba tháng trước. Cảnh sát phủ nhận điều này.
Trong khu vực vịnh Cửu Long, vài trăm người biểu tình đứng cạnh nhau thành một hàng và nắm tay nhau.
Hôm thứ Bảy, tờ báo của Đảng Cộng sản ở thành phố Quảng Châu thuộc miền nam Trung Quốc cho biết cảnh sát đã bắt giữ một công dân Belize vì cáo buộc thông đồng với những người ở Mỹ để can thiệp vào những việc ở Hong Kong.
Chính quyền thành phố Hong Kong đang cân nhắc thành lập một ủy ban độc lập để duyệt lại cách thức họ xử lí cuộc khủng hoảng, Matthew Cheung, Ti trưởng Ti Chính vụ, nói với các phóng viên khi được hỏi về một ủy ban thẩm xét độc lập.
Một số người chỉ trích trên mạng xã hội nói rằng một ủy ban như vậy chưa đáp ứng được đòi hỏi của họ về một cuộc điều tra độc lập.
Trưởng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Michelle Bachelet, cũng kêu gọi một cuộc điều tra về các cáo buộc cảnh sát sử dụng vũ lực thái quá trong một bài bình luận đăng trên báo The South China Morning Post vào ngày thứ Bảy.

Diễn đàn Facebook

Kỷ Niệm 59 năm ngày thành lập Binh Chủng Quân Cảnh

Hội Ái Hữu Quân Cảnh Bắc Cali đã tổ chức kỷ niệm 59 năm ngày thành lập Binh Chủng Quân Cảnh. Buổi lễ được diễn ra ngày 01 tháng 9 năm 2019 tại San Jose.







Wednesday, November 27, 2019

Kính gửi Toàn thể Niên Trưởng QC/QLVNCH riêng gửi Niên Trưởng QC Trần Hữu Tâm

Kính gủi Quý niên trưởng QC/QLVNCH. Riêng gửi Niên Trưởng QC Trần Hữu Tâm / Tây Úc
trong trang nhà (www.hoiquancanhdfw.com) có 2 tiết mục: tiết mục thứ nhứt khi bấm vao nón hành sự Quân Cảnh thì trang web sẽ tự đỗng chuyển qua một trang web khác do: (Quân cảnh Việt Nam Cộng hòa – Wikipedia tiếng Việt) Đây là trang mạng của Wikipedia viết về Binh chủng Quân Cảnh. Ngoài ra khi bấm vào toán Quốc Quân Kỳ thì trang web sẽ chuyển qua: (Huy Hiệu Binh Chủng Quân Cảnh QLVNCH | GĐMĐVNHTĐ) trang mạng của binh chủng nhẩy dù giới thiệu về Quân Cảnh. Tất cả mọi chi tiết đều do họ viết và post lên trang của họ. Quý niên trưởng và niên trưởng QC Trần Hữu Tâm / Tây Úc có thể liên lạc trực tiếp với 2 trang web trên để yêu cầu họ sửa chữa lại những gì không chính xác. Hội Quân Cảnh DFW và vùng phụ cận chỉ giới thiệu những trang của các binh chủng khác chứ không viết gì về đề tài này và có lẽ cũng nhờ vậy các niên trưởng mới thấy cái sai của họ để sẽ yêu cầu sửa sai.
Hội Quân Cảnh DFW và vùng phụ cận có thể lấy ra những đề tài trên nhưng không phải là một biện pháp tốt vì hai đề tài này vẫn nằm ỳ trên hai trang web liệt kê phần trên và cả triệu người Việt Nam đều đọc. Vì vậy đề nghị quý Niên Trưởng và QC Trần Hữu Tâm liên hệ trực tiếp với họ để sửa chữa hữu hiệu hơn. Việc thứ hai hội QC DFW và vùng phụ cận sẽ chỉ tuân thủ những gì do Tổng hội QC đề xướng.

Trân trọng
QC Nguyễn Hữu Hải   

Saturday, November 23, 2019

CÁI GIÁ MÀ TÀU CỘNG & VIỆT CỘNG HÔM NAY PHẢI TRẢ CHO BẢN CHẤT THÂM ĐỘC, LẬT LỌNG, PHẢN CHỦ MÀ CHÚNG ĐÃ GÂY RA TRONG QUÁ KHỨ


Ngạn ngữ Anh có câu "Kẻ thù xưa và bạn bè mới, nếu khôn ngoan chớ vội vàng tin" và Khổng Tử đã dạy hậu thế của tộc Hán rằng "Bằng hữu tín chi - Lấy chữ tín để đối đãi bạn bè". Tuy nhiên với Tàu cộng và Việt cộng thì những lời răn quí giá này hoàn toàn vô giá trị.
Trong tiềm thức của người Nga thì Tàu cộng và Việt cộng là 2 kẻ phản thầy, phản chủ. Với Tàu cộng thì cuộc chiến tranh biên giới Sô - Trung năm 1969, rồi sau đó là việc Tàu cộng liên thủ với Mỹ để hạ gục khối cộng sản Đông Âu và Liên Sô thập niên 1980 là mối "thâm cừu đại hận" trong tâm thức của người Nga. Với Việt cộng thì thái độ "giậu chưa đổ mà bìm đã leo", Liên Sô chưa chính thức tan rã nhưng Nguyễn Văn Linh đã dẫn bầu đoàn thê tử sang Thành Đô để áp phe "bán nước - giữ đảng" vào năm 1990 là một nỗi đau tột cùng trong tâm khảm của những người Nga theo cộng sản.
Đó là quá khứ, còn thực tại thì sao ? Khi nước Nga sáp nhập Crimea, chánh quyền của Obama và Liên Âu tấn công tập thể nước Nga thì Tàu cộng dửng dưng trong tâm thế "tọa sơn quan hổ đấu". Với câu cổ ngữ của Việt Nam "có qua hoạn nạn mới hiểu được lòng nhau" hay như câu nói của bà Elizabeth Taylor - nữ minh tinh màn bạc nổi tiếng nhứt của thế hệ vàng Hollywood thế kỉ 20 là "Bạn biết ai thực sự là bạn khi mình bị kẹt trong tai tiếng" thì trong tâm trí của người Nga, Tàu cộng và Việt cộng chỉ là những kẻ khốn nạn, phường lật lọng, đãi bôi, phản bội.
Hiện nay, khi ông Trump dõng dạc tuyên bố trước Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc là sẽ chung tay tiêu diệt cnxh quái thai mà trọng tâm là Tàu cộng, Việt cộng và nói là làm, ông Trump đã vung đao truy sát Tàu cộng ráo riết, dồn dập thì Tàu cộng lại giả lả tỏ ra thân thiện với Nga, và Việt cộng thì cử chốp bu liên tục qua Nga. Chúng rủ rê Nga liên thủ với chúng để "trường kì chống Mỹ".
Tuy nhiên người Nga họ không dại, Putin đâu có khờ khi trò chơi bẩn thỉu của Tàu cộng là chiến lược "đánh chặn từ xa" để cắt đứt quan hệ giữa Trump với Nga thông qua việc giựt dây Obama và phe Dân chủ vu cáo Nga can thiệp, giúp ông Trump thắng bà Hillary Clinton vẫn còn sờ sờ ra đó. Chắc hẳn người Nga và bản thân Putin thừa biết kịch bản vu cáo Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ có sự góp sức của Tàu cộng và họ vẫn còn nằm lòng câu nói "Đừng coi là bạn những kẻ sẽ tiết lộ cho thế giới điều riêng tư của anh" của người viết châm ngôn Latin ở thế kỷ đầu tiên trước Công nguyên, người gốc Syrian là ông Publilius Syrus.
Vì vậy sẽ không bao giờ có chuyện Tập Cận Bình lôi kéo được Putin ngã về phe mình để liên thủ chống lại ông Trump, mà thực chất thì Putin đang âm thầm bắt tay với ông Trump để hạ gục Tàu cộng và Việt cộng trong thời gian ngắn nhứt.     Tuy nhiên để chờ đúng thời điểm và theo phép lịch sự tối thiểu trong ngoại giao nên Putin vẫn tung ra những "đòn gió" trấn an Tập Cận Bình. Nhưng là một tay "điếm bậc cao" trong làng chánh trị, Putin đã không bỏ qua cơ hội đá đểu vào mặt Tập Cận Bình khi hắn ta ví von tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg - SPIEF trước bá quan văn võ có cả Tập Cận Bình rằng "Khi những con hổ đánh nhau trong thung lũng, con khỉ thông minh ngồi xem cuộc chiến sẽ kết thúc như thế nào”.
Một câu đá xéo rát ràn rạt mà Putin bập thẳng vào mặt Tập, tuy nhiên sẽ còn nhiều cú đá hiểm hóc hơn được Putin tung vào gáy Tập Cận Bình theo kịch bản hợp tác với ông Donald Trump khi ông Trump yên vị ngôi chủ Bạch Cung sau kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2020. Bởi hiện nay ông Trump vẫn chưa yên với trò vu cáo bẩn thỉu của phe Dân chủ do Tàu cộng đứng sau lưng, vì vậy nếu cặp đôi Trump - Putin lộ bài "liên thủ triệt Tàu" ngay lúc này chỉ tổ đổ thêm xăng vào đóm lửa tàn của phe Dân chủ, Trump đâu có ngu để phải vội vàng rồi mua dây buộc mình vào lúc này.
Tàu cộng phải sụp đổ, Việt cộng phải chết theo Tàu cộng, cnxh quái thai sẽ bị xóa sổ dưới trào tổng thống Donald Trump, đó là tính tất yếu của lịch sử mà sự đóng góp của nước Nga, của Putin là không thể bỏ qua bởi kết cục sẽ như triết lý của ông Aesop, một  nhà kể chuyện ngụ ngôn người Hy Lạp cổ đại là "Bất cứ ai hờ hững bạn bè cũ vì bạn bè mới đáng phải nhận những gì anh ta sẽ nhận nếu đánh mất cả hai".
Chính Tàu cộng và Việt cộng trong quá khứ đã bắn vào Nước Nga những phát đạn bằng súng lục thì tương lai nước Nga sẽ bắn vào chúng bằng đại bác, điều này hoàn toàn đúng như câu nói nổi tiếng của nhà thơ nổi tiếng người Cộng hòa Daghestan, thuộc Liên bang Nga là ông Rasul Gamzatov. Vậy thôi./.

Tran Hung.

Friday, November 22, 2019

Thư ngỏ cho Đảng Cộng Sản Việt Nam



Thư Ngỏ gửi các đảng viên Cộng Sản Việt
Nam
(Đọc và nhìn lại chính mình)
Tác giả: Cựu đảng viên CS Lê Minh Đức

Nếu một người cứ đứng trên quan điểm phân biệt bạn thù của đảng cộng sản Việt
Nam, thì tôi nói thật hận thù đó không nguôi được. Vì sao ư? Vì quá nhục.

Này nhé. Ta chiến đấu vì lý tưởng cộng sản, coi Mỹ là kẻ thù giai cấp, kẻ thù của hoà bình thế giới. Ta thắng nó với lòng tin rằng chẳng bao lâu sau thằng tư bản sẽ quỳ gối trước mặt phe cộng sản để cầu xin ân huệ.

Thế mà tất cả những gì ta hy sinh cho cuộc chiến 20 năm máu lửa đó, trong phút chốc bỗng biến thành trò cười rẻ tiền. Chủ nghĩa cộng sản sụp tan thành mây khói. Nay ta quay lại cầu xin nó, theo đuôi nó xây dựng chủ nghĩa tư bản, năn nỉ nó công nhận ta là kinh tế thị trường.

Bao thế hệ hy sinh chống Mỹ để thấy những thế hệ sau chiến tranh lớn lên hướng về văn hoá Mỹ, cuồng Mỹ. Hoá ra những gì ta làm trong quá khứ đều sai, đều ngu muội, đều vì ta có tầm nhìn không quá lũy tre làng.

Hỏi như thế có nhục không? Mà nhục như thế thì quên thế nào được. Nay ta trải thảm đỏ mời Mỹ quay lại. Cái mặt dày đểu cáng ta biết giấu vào đâu? Đành phải lôi lại chuyện quá khứ rằng Mỹ giết dân ta. Thì sao, nó không giết ta, để ta giết nó hay sao?

Trong cuộc chiến tranh do ta chủ trương, có thằng nào không phải là Việt Cộng trong mắt người Mỹ. Ta sống trong dân, ta giấu vũ khí trong vườn nhà dân. Dân và ta đều quần đùi đen, áo bà ba đen, tay cầm liềm cắt cỏ mà AK 47 giấu trong bờ ruộng. Ta đánh úp nó chết nhăn răng vì nó tưởng du kích ta là dân lành.

Trong khi đó ta giết chính đồng bào ta, ta trói đồng bào ta như trói gà, rồi ta chặt đồng bào ta làm ba khúc sau vườn. Ta dùng cuốc đập đồng bào ta vỡ sọ. Ta chôn sống đồng bào ta sau khi bắt chính họ đào huyệt...

Ta tuyệt đối không nhắc lại chuyện đó. Ta tuyệt đối tìm cách quên rằng thằng đàn anh Trung Quốc đã giết đồng bào ta còn tệ hơn giết chó, máu chảy thành sông ở biên giới phía Bắc. Và ta vẫn tiếp tục thờ lạy nó.

Ta là ai? Ta là đảng cộng sản Việt
Nam. Ta là thứ cặn bã của dân tộc này. Ta là thứ mọi rợ đạo đức giả. Ta là loài khỉ đột đã xua đuổi được mọi nền văn minh để tiếp tục tự sướng với nhau trong bóng tối của thời trung cổ.

Và còn nữa? Hãy chờ xem ta sẽ nghiến nát kẻ thù (nhân dân) như đàn anh Trung Quốc của chúng ta dùng xe tăng xay thịt nhân dân chúng nó thành thức ăn cho súc vật trên quảng trường Thiên An Môn.

Ta là quái thai thời đại. Ta không xứng đáng đứng ngang hàng với loài người văn minh trên trái đất này. Thảm họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam khỏi thảm họa này, ngoài 90 triệu người Việt.

Mỗi người cần nhìn thấy cái chết đang đến với chính mình và con cháu mình. Hãy chuyển tải thông tin này tới tất cả mọi người, tới mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin để mọi người cùng biết, cùng nhau đứng lên chống thảm họa diệt chủng đã đến trước mắt, để cả thế giới cùng biết và lên tiếng bảo vệ chúng ta.

Lê Minh Đức  

Sunday, November 17, 2019

Friday, November 15, 2019

Hạnh Phúc Áo Lam

Thơ: Thượng Tọa Thích Phước Hạnh

Áo lam công đức biết bao
Mặc vào thân tướng thế nào cũng xinh
Áo lam đẹp nhất ân tình
Mặc vào thân tướng người mình thong dong
Áo lam có sẵn tấm lòng
Mặc vào thân tướng  cùng trong một nhà 

Áo Lam , ôi áo lam hòa nhã nhẹ êm
Mặc vào thân tướng , càng thêm tình người
Áo lam , ôi áo lam hạnh phúc ai ơi
Mặc vào thân tướng rạng ngời từ bi

Áo lam vốn dĩ thật thà
Mặc vào thân tướng đậm đà tình thương
Áo lam phước báu khôn lường
Mặc vào thân tướng đường đường trang nghiêm
Áo lam hòa nhã nhẹ êm
Mặc vào thân tướng , càng thêm , tình người

Áo lam , ôi Áo lam hạnh phúc ai ơi
Đi chùa lễ Phật đời đời bình yên
Áo lam , ôi Áo lam hạnh phúc ai ơi
Về chùa tu học đời tươi dâng đời.

Áo lam , ôi Áo lam hạnh phúc ai ơi
Về chùa tu học . . . đời tươi dâng đời.


Wednesday, November 13, 2019

Tình Xuân

Sáng ATLANTA bừng tiết lạnh
Sài Gòn chắc cũng chớm vào Xuân
Buford tấp nập, ta hiu quạnh
Rớt giữa lòng dau mấy nỗi thầm

Bên ấy quê nghèo em thiếu áo
Nhọc nhằn mẹ cũng khó no cơm
Ngước trông thiên hạ vui lân pháo
Ngjhĩ phận mình thêm tủi ước mơ

Ai chở tình Xuân tặng thế nhân
Buồn riêng mỗi độ tết tăng dần
Bôn ba tất bật đời tay trắng
Lầm lũi miệt mài kiếp lãng quên

Bên ấy bên này chung trái đất
Sao đời vằng vặc những chia xa
Người đi đón tết hờn vong quốc
Kẻ ở chờ Xuân họp một nhà!

                     hth. dna
                  (ATL. Dec. 2000)

Tuesday, November 12, 2019

VIỆT NAM LÀ VIỆT NAM NÀO?



Có ít nhất hai hay ba nước Việt Nam đang tồn tại trong nhận thức hay quan điểm tùy thuộc bạn là ai. Thứ nhất, một “Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, gọi đúng là Cộng Sản Việt Nam. Nước Việt Nam này tồn tại trong nhận thức của những người đang cai trị Việt Nam hay chấp nhận sự cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam. Đảng quan tâm đến việc duy trì quyền lực hơn là những nhu cầu hay hướng đi lâu dài của đất nước. Tương tự, những kẻ chấp nhận sự cai trị của đảng CS quan tâm đến quyền lợi bản thân và gia đình họ hơn nhu cầu và hướng đi của đất nước. “Thành phần phên dậu” này ngụy biện “hòa bình”, “ổn định” để phát triển nhưng thật sự chỉ là những kẻ bán chất xám cho đảng, cong lưng làm nô lệ cho đảng bất chấp sự chịu đựng triền miên của đất nước. Nhưng coi chừng, với vốn liếng kiến thức học được tại các trường đại học Đức, Pháp, Mỹ, những kẻ cơ hội này sẽ lớn tiếng rao giảng về dân chủ, tự do ngay sau khi cuộc cách mạng dân chủ thành công. Thứ hai, một Việt Nam số phận an bài. Nước Việt Nam này tồn tại trong nhận thức của đa số người Việt chấp nhận cuộc sống như số phận an bài. Một số nhỏ đã từng mơ ước vươn lên nhưng ước mơ đã mỏi mòn theo thời gian và họ đang quen dần với cuộc sống. Một số lớn hơn mất hẳn ý chí đấu tranh để sinh tồn của con người và hoàn toàn trông cậy vào một lực siêu nhiên nào đó. Không ngạc nhiên khi hàng ngàn người chen lấn nhau, đạp lên nhau trước các chùa trong rằm tháng Giêng vừa qua để dâng sao giải hạn mà không biết những sao La Hầu, Thái Bạch, Kế Đô đang sống trong các biệt thự nguy nga dựng bằng máu, mồ hôi và nước mắt của hơn chín chục triệu người Việt. Ngoài những Việt Nam trong nhận thức của người Việt, một Việt Nam khác đang được hình thành trong quan điểm của các nhà kiến trúc chính trị Mỹ, đó là một Việt Nam trái độn (buffer state) mà Mỹ đang cố gây ảnh hưởng. Việt Nam này đóng vai trò tương tự như Rumania trong giai đoạn chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Sô trước 1991. Nhắc lại, vào thập niên 1970, quan hệ giữa Mỹ và Rumania cải thiện nhiều sau khi Nicolae Ceausescu phê bình Liên Sô xâm lăng Tiệp Khắc và sau đó là Afghanistan cũng như không cho phép Liên Sô diễn tập quân sự trên lãnh thổ Rumania. Rumania cũng là quốc gia duy nhất duy trì ngoại giao với Do Thái, đồng minh chiến lược của Mỹ ở Trung Đông. Đổi lại, Mỹ chấp nhận Rumania được hưởng Tối huệ quốc (most-favored-nation status), xuất cảng máy bay và bán vũ khí cho chế độ Nicolae Ceausescu. Mặc dù hai tổ chức Amnesty International và Helsinki Watch công bố những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Rumania, Nicolae Ceausescu vẫn được các chính phủ Mỹ từ Richard Nixon, Gerald Ford đến Jimmy Carter tiếp đón một cách trang trọng qua ba lần viếng thăm Mỹ vào những năm 1970, 1973 và 1978. Hình ảnh của Nicolae Ceausescu trên chính trường quốc tế được bộ máy tuyên truyền CS Rumania đánh bóng không thể nào bóng hơn và tính chính danh của đảng CS chưa bao giờ được đề cao hơn. Trong lúc các nước CS khác như Hungary hay Ba Lan có điều kiện nhân quyền khá hơn so với Rumania thì lại bị Mỹ cấm vận hay bỏ rơi như trường hợp chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Ba Lan vào tháng 5, 1973 bị hủy bỏ để ưu tiên cho chuyến viếng thăm của Nicolae Ceausescu. Bộ máy tuyên truyền CSVN cũng đang đánh bóng chế độ như Rumania CS đã làm. Cuộc Chiến Tranh Lạnh tại Châu Âu đã tàn và cuộc Chiến tranh Lạnh khác ở Á Châu vừa mới bắt đầu. Mục đích chính của Mỹ là siết chặt vòng vây Trung Cộng. Chính sách ngăn chận mới (new containment) của Mỹ lần này mang nội dung kinh tế và quân sự để phân biệt với chính sách ngăn chận thời Chiến Tranh Lạnh mang nội dung chống Cộng Sản Quốc Tế bành trướng sang Tây Âu. Bức điện tín của George F. Kennan được đem ra nghiên cứu lại. Mỹ cần một vùng độn có vị trí nguy hiểm đối với Trung Cộng và nhìn chung Đông Nam Á không nơi nào khác hơn là Việt Nam. CSVN hiện nay khác với Rumania trước đây vài điểm như không có tranh chấp biên giới, xung đột lãnh hải nhưng các quan hệ về ý thức hệ, cơ chế chính trị và vị trí chiến lược quân sự thì không khác. Những chuyến viếng thăm Việt Nam của TT Donald Trump (2018), Bộ trưởng Ngoại Giao Michael R. Pompeo (2018), Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis (1/2018, 10/2018) và cả của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson (2018) cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam về địa lý chính trị trong chính sách và chiến lược của Mỹ tại Á Châu. Quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam và Mỹ từ 451 triệu Mỹ kim vào năm 1995 lên tới 54 tỉ Mỹ kim vào năm 2017. Đó là một tiến trình giao thương phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, giao thương kinh tế chưa phải là quan tâm lớn nhất của Mỹ. Đúng như giáo sư Alexander Vuving, một chuyên gia về Việt Nam thuộc trung tâm Daniel K. Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies phát biểu, Mỹ quan tâm nhiều đến Việt Nam vì “Việt Nam giữ chìa khóa đối với sự cân bằng sức mạnh trong khu vực.” Khi bàn đến chính sách đối ngoại của Mỹ vấn đề nhân quyền thường được nhắc đến. Vâng. Nhân quyền là một phần nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của Mỹ nhưng luôn được áp dụng một cách tương hợp với quyền lợi của Mỹ và chưa bao giờ vượt lên trên quyền lợi của nước Mỹ. Sau đây là một ví dụ về tương hợp giữa nhân quyền và chính sách đối ngoại của Mỹ. Dưới chính quyền Jimmy Carter (1977-1981) với Zbigniew Brzezinski làm cố vấn an ninh quốc gia, Mỹ chuyển trục đương đầu từ Á Châu sang Trung Đông, Đông Âu và Liên Sô. Vấn đề nhân quyền tại các quốc gia CS Đông Âu được đặt nặng sau nhiều năm gần như không nghe nhắc đến. Zbigniew Brzezinski là người gốc Ba Lan. Chủ trương của Zbigniew Brzezinski thúc đẩy nhân quyền đã giúp xây dựng nền móng cho Phong Trào Đoàn Kết (Solidarity) tại quê hương của ông cũng như Tiệp Khắc trong Hiến Chương 77 nhưng cùng lúc đã thả lỏng Á Châu cho Trung Cộng tự do thao túng. Phân tích về chính sách đối ngoại của các cường quốc để vận dụng chứ không để đổ thừa, binh vực, biện minh hay trách cứ. Chính trị là chính trị. TT Jimmy Carter giới thiệu Nicolae Ceausescu là “một lãnh tụ vĩ đại” trong buổi tiếp đón y ngày 12 tháng 4, 1978. Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau khi cách mạng dân chủ Rumania thành công vào cuối năm 1989, ngoại trưởng Mỹ James Baker đã có mặt tại Bucharest và tức khắc viện trợ nhân đạo 80 triệu Mỹ Kim để tái thiết Rumania. Nước Mỹ xây dựng trên nền tảng dân chủ nên luôn sẵn sàng chào đón các quốc gia hội nhập vào thế giới tự do dân chủ. Tuy nhiên, có một Việt Nam khác mà có lẽ cả CSVN và chính phủ Mỹ không đánh giá đúng mức, đó là Việt Nam khát vọng tự do dân chủ. Nước Việt Nam này tồn tại trong nhận thức của những người Việt trong và ngoài nước đang miệt mài tranh đấu cho tự do dân chủ dưới nhiều hình thức. Họ là Lê Đình Lượng, Trần Huỳnh Duy Thức, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Trung Trực , Trần Thị Nga. Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội và trên 200 người khác hiện đang ở trong tù, và bên ngoài còn nhiều hàng người đang sống trong đe dọa, trù dập cả về thể xác lẫn tinh thần. Ngoại trừ thỉnh thoảng CS phải trả tự do cho một vài nhà tranh đấu có tên tuổi, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tệ hại. Năm 2017, theo tổng kết của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, CSVN bị xếp vào hạng 175 trong số 179 quốc gia được quan sát, chỉ đứng trên Trung Cộng, Syria, Turkmenistan, Eritrea và Bắc Hàn. Dù nhiều năm dài chịu đựng, từng lớp này sang lớp khác, những người Việt ôm khát vọng tự do dân chủ vẫn không ngừng tranh đấu bất chấp đàn áp và khủng bố của chế độ CS. Chính họ chứ không ai khác mới là những người quyết định vận mệnh Việt Nam.
Trần Trung Đạo

Monday, November 11, 2019

Nỗi lòng người xa xứ

Sáng tác: Nguyễn Hải & Hà Lan Phương
Trình bày: Hà Lan Phương

Nghiêng



















Nghiêng nghiêng em đứng dáng nghiêng
Nghiêng nên bao kẻ đảo điên đứng nhìn
Nghiêng đời em đứng một mình
Nghiêng thêm đuôi mọc dập dình lũ trai

Nghiêng cho môi thắm chẻ hai
Nghiêng qua nghiêng lại khoan thai nụ cười
Nghiêng tình em hát một lời
Nghiêng em một nụ hoa nhài ngát hương

Nghiêng nhau nhìn mãi vẫn thương
Nghiêng soi bóng nước vấn vương dáng hình
Nghiêng chi cho ngát lời tình
Nghiêng ơi nghiêng ngả cho mình cùng nghiêng

Nghiêng thèm một nụ hồn nhiên
Nghiêng sao cứ mãi làm nghiêng cả đời
Nghiêng xin anh nói một lời
Nghiêng sâu đến tận một đời cùng anh

Hà Lan Phương. Long Hải Dec. 19/2017

Saturday, November 9, 2019

Dòng đời

Xuân về gửi mộng cho nhau
Hà hương xông tóc, hái sao lưng trời
Bướm bay trên mắt môi cười
Hồn thơ hoa nở ngát lời yêu thương

Hạ hồng cháy đỏ cội nguồn
Giọt mưa thấm mát những non núi tình
Trái đời đơm lộc cành xanh
Tiếng tim trầm ấm ru mình cùng say

Thu bay theo lá vàng bay
Cho người góc biển chân mây ngậm sầu
Phong trần một cuộc bể dâu
Bến ngân ngồi đợi nhịp cầu sang sông

Nhạt nhòa bóng ngã chiều Đông
Tóc pha sợi bạc, lưng còng gió sương
Dìu nhau còn mấy bước đường
Trả ta cát bụi về phương trời nào

                        MTT
              (ATL- Mar.16, 2002

Friday, November 8, 2019

Thiên đường một thuở

Anh đến tự bao giờ
lặng nhìn em qua rào thưa
trời trưa nắng hạ.
Vườn trầu xanh êm ả
tóc em dài
chiếc nón lá chao nghiêng
Một góc nhìn nối mộng bình yên
đưa tay hái trái nhãn lồng chín đỏ
Đâu biết ngoài kia
anh muốn làm con chim nhỏ
tựa bên em say mật ngọt nhãn lồng
Giấc mơ đời xanh như một dòng sông
với khúc Lý Chim Quyên
ru tình nồng năm tháng
Trải hồn thơ
cho thi tình lãng mạn
ta say sưa quên mất lối đi về
Em cũng như anh
tròn kiếp đam mê
ôm bóng mát ca dao
nghe lời quê lắng đọng
Một chiếc lá rơi
mặt hồ gợn sóng
đủ cho ta thao thức một trời buồn
Chấp cánh hồng bay bổng giữa yêu thương
vang khúc hát trong thiên đường mơ ước
                         MTT
                (ATL-Dec.02.2000


Thursday, November 7, 2019

Hân hạnh giới thiệu 2 tuyển tập thơ của Nhà thơ: Niên Trưởng QCĐTTP Dương Ngọc Ánh và Phu Nhân Mai Thanh Tuyền (Một Đời Cỏ Dại và Mây Xa)



Mây xa mờ mịt cố hương
Tháng ngày che khuất dáng thương quê nhà
Vần thơ ôm chặt tuổi già
Khát khao hình bóng mượt mà núi sông
Chứa chan thầm kín trong lòng
Giọt buồn lạnh cõi long đong xứ người....

Bạn đọc thân mến:

Chúng tôi sẽ lần lượt post giới thiệu những bài thơ của 2 tác giả
Mai Thanh Tuyền và Dương Ngọc Ánh trong trang riêng của 2 thi hữu trên, thân mời các bạn ghé đọc thưởng thức.
Nguyễn Hải

Monday, November 4, 2019

Biểu tình Hong Kong: Những chiếc mặt nạ qua ống kính


Protesters pose for a portrait during the Anti-Totalitarianism march in Causeway Bay, Hong Kong, 29 September 2019Bản quyền hình ảnhLAUREN CROTHERS

Nhiếp ảnh giaLauren Crothers sinh ra và lớn lên ở Hong Kong, hiện sống và làm việc tại NewYork, nhưng cô đã quay trở lại thành phố này để ghi lại khoảnh khắc tại cáccuộc biểu tình, vốn bắt nguồn từ việc phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốcđại lục, nhưng dần trở thành một phong trào dân chủ.
Trong phóng sự ảnh này, Crothers nói về chân dung của những người biểu tình cô chụp được.
Trong nhiều tháng, tôi đã theo dõi mọi diễn biến về phong trào biểu tình Hong Kong. Đến tháng 9, tôi quyết định quay lại. Hong Kong là nơi tôi sinh ra và lớn lên; là nơi sự nghiệp báo chí của tôi bắt đầu và tôi đã dành phần lớn cuộc đời mình ở đó hơn bất cứ nơi nào khác. Tôi cảm thấy có điều gì đó tự nhiên lôi kéo tôi quay trở lại, tôi muốn chọn một cách tiếp cận khác.
Tôi quyết định thực hiện một loạt ảnh chân dung đơn giản để kể câu chuyện biểu tình một cách chậm rãi hơn, đơn lẻ hơn về những người tham gia vào phong trào này.

A protester poses for a portrait during the Anti-Totalitarianism march in Causeway Bay, Hong Kong, 29 September 2019Bản quyền hình ảnhLAUREN CROTHERS
Presentational white space

Cách duy nhất để làm điều đó là làm việc với ánh sáng có sẵn trên nền trung tính và ở ngay tại các buổi tụ tập.
Mặc dù tôi rất quen thuộc với Hong Kong và các tuyến đường mà mọi người đã sử dụng để diễu hành và tập họp, nhưng về mặt logic, tôi vẫn lo sẽ thất bại. Tuy nhiên, tôi đã làm việc với một người dẫn đường tuyệt vời, người đề nghị chúng tôi cố gắng chụp ảnh trong một cuộc biểu tình chống chủ nghĩa độc tài được dự trù vào cuối tháng 9, đi từ Vịnh Causeway về phía Admiralty.

A protester poses for a portrait during the Anti-Totalitarianism march in Causeway Bay, Hong Kong, 29 September 2019Bản quyền hình ảnhLAUREN CROTHERS
Presentational white space

Để thiết lập một phông nền có thể dễ dàng tháo được đi nhanh chóng, tôi mua một bộ thiết bị chụp studio rẻ tiền. Tôi cầm theo một mảnh vải mờ cho những người muốn che giấu danh tính - nhưng đến ngày đó, tôi mặc định là nền ảnh sẽ là màu đen.
Tôi đến buổi kỷ niệm lần thứ năm của Phong trào Dù vàng và cảm thấy tự tin khi nhiều người che mặt. Một không khí ẩn danh được thể hiện rõ.
Cuộc tuần hành bắt đầu bằng một vài cuộc giao tranh và hơi cay nhưng sau đó cảnh sát rút lui và mọi người bắt đầu đi, chúng tôi đi vào một con đường bên cạnh và nhanh chóng dựng một studio dã chiến.

A protester poses for a portrait during the Anti-Totalitarianism march in Causeway Bay, Hong Kong, 29 September 2019Bản quyền hình ảnhLAUREN CROTHERS
Presentational white space

May mắn thay, đó là một nơi đáng tin cậy và an toàn để làm việc. Chúng tôi tìm được 20 người chụp ảnh.
Có rất nhiều, rất nhiều người, trong suốt vài giờ đã từ chối, điều đó cũng dễ hiểu. Tôi biết studio dã chiến của tôi trông hơi kỳ cục, không kể đến cuộc biểu tình đang diễn ra và nhiều người không muốn tách ra khỏi bạn bè của họ.
Tư thế duy nhất của tôi là để họ đứng thẳng hoặc hơi hướng sang trái hoặc phải. Còn lại tuỳ vào họ.

A protester poses for a portrait during the Anti-Totalitarianism march in Causeway Bay, Hong Kong, 29 September 2019Bản quyền hình ảnhLAUREN CROTHERS
Presentational white space

Chưa đầy một tuần sau khi tôi bắt đầu chụp ảnh những người biểu tình, Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam tuyên bố lệnh cấm đeo mặt nạ tại các cuộc biểu tình trên đường phố. Điều này tôi nghĩ khiến cho các thước ảnh trở nên có giá trị hơn. Gần như tất cả mọi người tham gia đều đeo một loại mặt nạ hoặc hoặc cái gì đó để che mặt.
Tôi cũng đi chụp ở các cuộc biểu tình khác và không đem theo studio thu nhỏ của mình đi. Tôi cảm thấy mình đã khá chắc tay và cũng hơi lo lắng về một tình huống bất ngờ có thể trở nên nguy hiểm hơn.
Khi tôi đang ở Hong Kong, một nhà báo người Indonesia bị một viên đạn cao su bắn vào mắt, và một người biểu tình 18 tuổi đã bị bắn vào ngực sau khi tấn công một sĩ quan cảnh sát.
Đợt trở về Hong Kong lần này thực sự quá sức tưởng tượng với tôi và tôi không biết khi nào mọi thứ sẽ kết thúc và sẽ kết thúc như thế nào. Tất cả những gì tôi có thể hy vọng là không có thêm ai bị thương và không có thêm ai mất đi mạng sống.

A protester poses for a portrait during the Anti-Totalitarianism march in Causeway Bay, Hong Kong, 29 September 2019Bản quyền hình ảnhLAUREN CROTHERS
Presentational white space
A protester poses for a portrait during the Anti-Totalitarianism march in Causeway Bay, Hong Kong, 29 September 2019Bản quyền hình ảnhLAUREN CROTHERS
Presentational white space
A protester poses for a portrait during the Anti-Totalitarianism march in Causeway Bay, Hong Kong, 29 September 2019Bản quyền hình ảnhLAUREN CROTHERS