Monday, November 4, 2019

Hạ viện Mỹ thông qua việc điều tra luận tội ông Trump



Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trong vòng vây của các nhà báo sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện thông qua nghị quyết, chính thức điều tra luận tội ông Trump, vào ngày 31/10 ở WashingtonBản quyền hình ảnhCHIP SOMODEVILLA/GETTY IMAGES
Image captionChủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trong vòng vây của các nhà báo sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện thông qua nghị quyết, chính thức điều tra luận tội ông Trump, vào ngày 31/10 ở Washington

Hạ viện Mỹ hôm 31/10 thông qua nghị quyết để chính thức tiến hành cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump.
Nghị quyết được thông qua với 232 phiếu thuận so với 196 phiếu chống.
Nghị quyết trên sẽ thiết lập các quy tắc dể các chi tiết của các phiên điều trần trở nên công khai hơn. Tuy nhiên, đây không phải là một cuộc bỏ phiếu về việc tổng thống có bị cách chức hay không.
Phiên điều trần mở đầu tiên có thể sẽ diễn ra trong vài tuần tới.
Cuộc bỏ phiếu lần này là phép thử đầu tiên về sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ với cuộc điều tra luận tội ông Trump.
Có hai đảng viên Dân chủ - đại diện cho các quận mà ông Trump giành chiến thắng trong năm 2016 - cùng tất cả các đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu chống lại nghị quyết.
Nghị quyết cũng tạo cơ hội cho luật sư của ông Trump kiểm tra chéo các nhân chứng trong cuộc điều tra của quốc hội.
Ông Trump bị cáo buộc đã gây sức ép, buộc Ukraine điều tra các cáo buộc tham nhũng không có căn cứ đối với cha con ông Joe Biden - một đối thủ nặng ký với ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020.
Đảng Cộng hòa chỉ trích đảng Dân chủ vì đã tiến hành các phiên điều trần kín, trong các phiên này cũng có sự tham gia của các nhà lập pháp Cộng hòa.
Tuy nhiên, đảng Dân chủ nói rằng, họ cần thu thập bằng chứng trước khi cuộc điều tra được đưa ra công khai.
Nghị quyết đã chuyển cuộc điều tra luận tội ông Trump sang một giai đoạn mới, và cuối cùng có thể dẫn đến việc thông qua bản luận tội ông Trump.
Khi đó, một phiên xử ở Thượng viện sẽ được kích hoạt. Tuy nhiên, ông Trump sẽ chỉ bị phế truất nếu 2/3 thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống lại ông.
Điều này được cho là khó có khả năng xảy ra, vì đảng Cộng hòa đang kiểm soát Thượng viện.


Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi phát biểu tại cuộc họp báo hôm 31/10 ở Washington.Bản quyền hình ảnhCHINA NEWS SERVICE/GETTY IMAGES
Image captionChủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi phát biểu tại cuộc họp báo hôm 31/10 ở Washington.

Cuộc đối đầu lịch sử

Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ
Nhiều tuần nay, Đảng Cộng hòa đã kêu gọi đảng Dân chủ tổ chức bỏ phiếu để chính thức hóa cuộc điều tra luận tội ông Trump tại Hạ viện. Và bây giờ, điều đó đã xảy ra.
Tuy nhiên, nghị quyết này sẽ không làm tình hình ở Washington thay đổi gì nhiều.
Đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục phản đối những gì họ coi là một tiến trình không công bằng, với kết quả đã được định trước.
Đảng Dân chủ sẽ thúc đẩy một cuộc điều tra mà họ luôn tính là sẽ được đẩy lên đỉnh điểm với các phiên điều trần công khai, đầy kịch tính và (có lẽ) cuối cùng sẽ là một cuộc bỏ phiếu luận tội.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là thủ tục bỏ phiếu hôm 31/10 là vô nghĩa. Bởi đây là lần đầu tiên kể từ năm 1998, Hạ viện thực hiện một bước đi quan trọng trong tiến trình luận tội một vị tổng thống.
Từ Nghị quyết này, công chúng có thể hình dung trước những gì sẽ xảy ra trong những ngày tới - với rất nhiều những tranh cãi giữa Đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Ủy ban Tình báo, xem xét tài liệu từ những gì đã điều tra, liên quan tới các nhân chứng cấp cao; từ đó, hình thành báo cáo chính thức làm cơ sở cho bản luận tội.
Đây không hẳn là chuyện hoàn toàn mới trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng việc này sẽ dẫn đến một cuộc đụng độ lịch sử, với một nhiệm kỳ tổng thống bị đe dọa.

Nghị quyết nói gì

Trong giai đoạn đầu tiên, trong vài tuần tới, Ủy ban Tình báo Hạ viện sẽ tổ chức các phiên điều trần công khai.
Nghị quyết cũng cho phép việc công khai các kết quả điều tra với các nhân chứng vốn đã được thực hiện bí mật.
Trong giai đoạn thứ hai, báo cáo công khai về các phát hiện sẽ được gửi đến Ủy ban Tư pháp của Hạ viện, nơi sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng và báo cáo về "các nghị quyết, bản luận tội hoặc các khuyến nghị khác nếu phù hợp."
Luật sư của ông Trump sẽ được phép tham gia vào giai đoạn này.

Phản ứng với nghị quyết?

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết, các thủ tục sẽ cho phép các nhà lập pháp quyết định có nên luận tội ông Trump "dựa trên sự thật" hay không.
"Tôi không biết tại sao đảng Cộng hòa lại sợ sự thật," bà nói thêm.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy lại lập luận rằng, đảng Dân chủ đang cố gắng loại bỏ ông Trump "vì họ sợ họ không thể đánh bại ông bằng phiếu" trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới.''
Thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham nói trong một tuyên bố: "Chủ tịch Pelosi và đảng Dân chủ không làm gì khác hơn là tiến hành các cáo buộc vi phạm một cách không thể chấp nhận được với các quy tắc hoạt động của Hạ viện.''

Điều gì đằng sau cuộc điều tra luận tội?

Trọng tâm của cuộc điều tra, được bà Pelosi công bố vào tháng trước, là một cuộc điện thoại vào ngày 25/7 giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Bản ghi cuộc điện đàm giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine cho thấy, ông Trump đã gây áp lực với Tổng thống Ukraine để ông này điều tra các cáo buộc tham nhũng liên quan đến con trai của ông Joe Biden, người có thể là sẽ là một đối thủ chính trị nặng ‎của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới.
Thoạt đầu, một người với danh tính vẫn còn được giữ bí mật, đã cáo giác về cuộc điện đàm này.
Ông Tim Morrison, từng là cố vấn hàng đầu về Nga và châu Âu, tại Hội đồng An ninh Quốc gia, đã ra làm chứng.
Ông là một trong những quan chức được ủy quyền để lắng nghe cuộc gọi của ông Trump với Tổng thống Ukraine.
Ông đã chứng thực lời khai tuần trước của Bill Taylor, nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ tại Ukraine, rằng ông Trump đã cố gắng thúc đẩy Ukraine điều tra ông Biden.
Tuy nhiên, ông Morrison, người đã từ chức hôm thứ Tư, cũng nói với ủy ban: "Tôi muốn nói cho rõ ràng rằng, tôi không lo ngại là có bất cứ điều gì bất hợp pháp đã được thảo luận."
Trong khi đó, các nhà điều tra của Hạ viện đã mời cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton đến làm chứng vào ngày 7/11.
Luật sư của ông Bolton nói rằng, thân chủ của ông không muốn ra làm chứng.
Đến nay, cũng chưa có trát nào đòi ông Bolton ra làm chứng được ban hành.

No comments:

Post a Comment